(Baothanhhoa.vn) - Chỉ số gia nhập thị trường của mỗi tỉnh được chấm điểm cao hay thấp chính là sự phản ánh trung thực thái độ của doanh nghiệp đối với cơ quan chức năng và chính quyền trong việc tạo điều kiện cho họ được tham gia thị trường như thế nào.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gia nhập thị trường và chỉ số niềm tin

Chỉ số gia nhập thị trường của mỗi tỉnh được chấm điểm cao hay thấp chính là sự phản ánh trung thực thái độ của doanh nghiệp đối với cơ quan chức năng và chính quyền trong việc tạo điều kiện cho họ được tham gia thị trường như thế nào.

Gia nhập thị trường và chỉ số niềm tin

Ảnh minh họa.

Chỉ số gia nhập thị trường được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu thành phần chủ yếu liên quan đến thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và hoàn thiện các thủ tục để chính thức hoạt động, gồm: Thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp; thời gian thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; tỷ lệ doanh nghiệp cần thêm giấy phép kinh doanh khác; tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động; thời gian chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thủ tục tại bộ phận một cửa có được niêm yết công khai không; hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận một cửa có rõ ràng, đầy đủ không; cán bộ tại bộ phận một cửa có am hiểu chuyên môn, nhiệt tình, thân thiện, ứng dụng tốt công nghệ thông tin không?

Với số điểm được chấm lên tới 7,69 điểm, cao hơn năm 2018 tới 0,76 điểm, cũng là chỉ số thành phần có điểm số cao nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ vừa công bố, cho thấy Thanh Hóa đang có sự khởi sắc trở lại với những nét tươi mới trong việc ứng xử, tạo điều kiện của cơ quan chức năng để doanh nghiệp được tham gia thị trường ngay từ khi họ bắt đầu khởi nghiệp.

Gia nhập thị trường được xem là bước đầu tiên rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu được tạo thuận lợi thì không chỉ doanh nghiệp được hưởng lợi, mà chính địa phương cũng được hưởng lợi sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Vì thế, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp sớm gia nhập thị trường chính là phép thử quan trọng về năng lực, trách nhiệm và thái độ ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc với nhà đầu tư. Trong các năm từ 2015 đến 2017 Thanh Hóa từng được doanh nghiệp chấm điểm số rất cao cho chỉ số gia nhập thị trường, nhưng bất ngờ chỉ số này đã bị tụt sâu vào năm 2018.

Dù đang có sự trở lại thông qua việc chiếm được niềm tin của doanh nghiệp, nhưng để thực sự thu hút nhiều hơn nữa sự tham gia của doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh trong thời gian tới, đòi hỏi chúng ta phải có sự quyết tâm và bài bản hơn nữa trong cách làm.

Đặc biệt, các sở, ngành và địa phương trong tỉnh phải đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, thái độ ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc với nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Yêu cầu này đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt tại nhiều văn bản, hội nghị, vấn đề còn lại chỉ là thái độ ứng xử như thế nào cho phù hợp và kịp thời của từng ngành, từng địa phương mà thôi.

Tuệ Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]