(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh việc chuyển đổi đất kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả kinh tế cao hơn. Qua đó, giúp gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ghi nhận từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh việc chuyển đổi đất kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả kinh tế cao hơn. Qua đó, giúp gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Ghi nhận từ chuyển đổi cơ cấu cây trồngChuyển đổi đất kém hiệu quả sang mô hình trồng hoa tại xã Dân Lực (Triệu Sơn).

Tại xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa), cây lạc vụ thu đông được xem là một trong những cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân địa phương. Từ năm 2012, xã đã mạnh dạn trồng thử nghiệm mô hình trồng lạc che phủ ni lông trên diện tích gần 10 ha. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao hơn cây ngô khoảng 3 lần, UBND xã đã khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng lạc. Đến nay, diện tích đã mở rộng lên 25 ha. Dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng trồng lạc ở thôn Đằng Xá, ông Lê Thanh Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đạo, cho biết: Mô hình sản xuất lạc giống ở xã liên kết với Trung tâm Phát triển đậu đỗ Hà Nội với hình thức chuyển giao khoa học - kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, toàn xã có hơn 40 hộ dân tham gia sản xuất, năng suất lạc trung bình 2,5 tạ/sào, tương đương khoảng 3,5 triệu đồng/sào. Chị Nguyễn Thị Hồng, thôn Đằng Xá, cho biết: Nhờ mạnh dạn thực hiện mô hình sản xuất này đã giúp gia đình tôi có nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống. So với trồng các cây màu trước kia, hiệu quả kinh kế cao gấp 1,5 lần. Ngoài ra, thực hiện chủ trương chuyển đổi theo hướng tái cơ cấu nông nghiệp, thời gian qua xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa) cũng đã chuyển đổi 40 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình kết hợp lúa cá mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 đến 4 lần và nuôi tôm thẻ chân trắng cao gấp 10 lần.

Đối với huyện Triệu Sơn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là một trong những chủ trương để phát triển kinh tế của địa phương. Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được 1.280 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Một số mô hình chuyển đổi được liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng ớt tại xã Khuyến Nông 20 ha, xã Thọ Phú 15 ha... doanh thu đạt 160 - 340 triệu đồng/năm, cao gấp 5 đến 10 lần so với trồng lúa; mô hình trồng dược liệu tại các xã Thái Hòa 30 ha, Khuyến Nông 5 ha, doanh thu đạt 500 triệu đồng/ha, cao gấp 10 đến 15 lần so với trồng lúa; mô hình trồng cây cảnh tại các xã Hợp Lý 44 ha, Thọ Tân 12 ha, cao gấp 15 đến 20 lần so với trồng lúa.

Được biết, năm 2018, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 4.400 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa. Từ đó, góp phần vào kết quả thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích sản xuất gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Điển hình, như: Trồng khoai tây đông xuân tại các huyện Nông Cống, Hoằng Hóa, Nga Sơn... Trồng dưa chuột xuất khẩu, trồng ớt vụ đông tại các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa... Trồng ngô bao tử, ngô dầy làm thức ăn chăn nuôi tại các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thọ Xuân, Cẩm Thủy...

Ông Đỗ Văn Kỳ, Trưởng Phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song việc chuyển đổi trên địa bàn tỉnh đa phần vẫn thực hiện manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết vùng, tập trung, quy mô lớn nên phát triển thiếu bền vững. Gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ còn ít. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là khi đưa vào sản xuất quy mô lớn hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn khó khăn. Nguồn nhân lực, lao động có trình độ cao, có tay nghề trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thiếu và yếu.

Để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cây trồng, các địa phương trên địa bàn tỉnh cần thực hiện rà soát, thống kê diện tích đất sản xuất kém hiệu quả kinh tế để triển khai thực hiện chuyển đổi thành từng vùng sản xuất hàng hóa. Đồng thời, chú trọng tổ chức thực hiện liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp để cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc thực hiện ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ để giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài Và Ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]