(Baothanhhoa.vn) - Cùng với việc phát triển các con nuôi lợi thế, chăn nuôi của tỉnh đã định hình tái cơ cấu vùng, chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc tập trung ở vùng đồng bằng, trung du; chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao, con nuôi đặc sản tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi; đàn gà lông màu phát triển ở các vùng có lợi thế, bảo đảm môi trường

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ghi nhận kết quả phát triển chăn nuôi và hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm

Cùng với việc phát triển các con nuôi lợi thế, chăn nuôi của tỉnh đã định hình tái cơ cấu vùng, chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc tập trung ở vùng đồng bằng, trung du; chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao, con nuôi đặc sản tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi; đàn gà lông màu phát triển ở các vùng có lợi thế, bảo đảm môi trường

Ghi nhận kết quả phát triển chăn nuôi và hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm

Mô hình nuôi thỏ đạt hiệu quả kinh tế cao tại xã Liên Lộc (Hậu Lộc). Ảnh: Hương Thơm

hăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp. Do vậy, để chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn theo chuỗi, từ sản xuất đến chế biến. Theo đó, những năm qua, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang tập trung thực hiện các giải pháp về chuyển đổi phương thức sản xuất từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao. Cải tạo đàn giống; cải tiến quy trình chăn nuôi và chăm sóc vật nuôi, chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh; tập trung phát triển 5 sản phẩm lợi thế trong chăn nuôi. Cùng với đó, từng bước thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi theo vùng; đồng thời, ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến, như: Sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, tự động hóa một số thiết bị chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái trong chăn nuôi.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là phát triển trang trại. Chăn nuôi nông hộ phát triển theo hướng nâng cao giá trị, an toàn, bền vững. Theo đó, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vật tư đầu vào, như: Đàn giống, thức ăn, phụ gia bổ sung và sản phẩm chăn nuôi được quản lý chặt chẽ hơn. Đàn giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh được cải tạo theo hướng tăng tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật, có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Mỗi năm các địa phương trong tỉnh sử dụng khoảng 3.000 liều tinh trâu murrah, 45 nghìn liều tinh bò brahman lai tạo với đàn trâu, bò địa phương, nâng tỷ lệ đàn bò lai zebu đạt 60,5%. Bên cạnh đó du nhập một số giống bò: Drouhgtmaster, redagus để phối giống với đàn bò cái nền lai zebu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò thịt. Hiện toàn tỉnh có 8 cơ sở nuôi giữ gần 2.000 lợn nái ngoại cấp ông, bà, hàng năm sản xuất khoảng 10 nghìn lợn cái hậu bị cấp bố mẹ; 1 cơ sở nuôi giữ khoảng 6,5 nghìn con gia cầm giống gốc, hàng năm sản xuất khoảng 450 nghìn gia cầm mái hậu bị bố mẹ. Đây là cơ sở, nền tảng để chăn nuôi phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.

Việc tập trung phát triển các sản phẩm lợi thế trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đến hết năm 2018, đàn bò sữa phát triển được 7.217 con, bò thịt chất lượng cao 20,8 nghìn con, tăng gấp 5 lần so với năm 2013; lợn hướng nạc 350 nghìn con, tăng 56%; gà lông màu đạt 6,5 triệu con, tăng 27%; lợn sữa xuất khẩu 275 nghìn con, tăng 1,5 lần; đàn gà ri, gà mía 454 nghìn con, tăng 106,3%; đàn lợn mán, lợn cỏ, lợn rừng 12.750 con, tăng 15,9%; đàn vịt Cổ Lũng, vịt bầu, vịt cỏ 50 nghìn con, tăng 5 lần. Cùng với việc phát triển các con nuôi lợi thế, chăn nuôi của tỉnh đã định hình tái cơ cấu vùng, chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc tập trung ở vùng đồng bằng, trung du; chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao, con nuôi đặc sản tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi; đàn gà lông màu phát triển ở các vùng có lợi thế, bảo đảm môi trường. Đáng chú ý, việc đổi mới phương thức sản xuất chăn nuôi và hệ thống giết mổ trên địa bàn tỉnh cũng đã có được những chuyển biến tích cực. Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ giảm, chuyển mạnh sang chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao. Toàn tỉnh hiện có 653 trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng 33 trang trại so với năm 2013. Bên cạnh đó, tỉnh đã thu hút và triển khai thực hiện được các dự án lớn, như: Đầu tư xây dựng các trại bò sữa, bò thịt chất lượng cao; triển khai thực hiện dự án xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu VietAvis, quy mô 2,5 nghìn con gia cầm/giờ; Công ty TNHH New Hope Singapore đầu tư dự án trang trại chăn nuôi, quy mô 9 nghìn lợn nái và 250 nghìn lợn thịt... Hệ thống giết mổ trên địa bàn tỉnh cũng đang được thực hiện theo lộ trình giảm các điểm giết mổ nhỏ lẻ sang giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, bảo đảm an toàn thực phẩm. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 8 cơ sở giết mổ tập trung và 2.465 điểm giết mổ, hàng năm tỉnh ta đã thực hiện kiểm soát giết mổ được 680 nghìn con lợn, 76 nghìn con trâu bò và 2,5 triệu con gia cầm.

Để tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, an toàn thực phẩm, đi đôi với việc chỉ đạo các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp về nâng cao giá trị trong sản xuất chăn nuôi, vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 203/KH-UBND về việc quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2019. Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang tập trung nâng cao chất lượng công tác điều hành, thực hành hiệu quả, chặt chẽ các hoạt động phối hợp, tiếp tục nâng cấp và xây mới các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Quản lý chặt chẽ các hoạt động giết mổ, vận chuyển và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra phát hiện, chấn chỉnh kịp thời, xử lý các hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh trái quy định...

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]