(Baothanhhoa.vn) - Huyện ven biển Nga Sơn có truyền thống canh tác cây dưa hấu, liên tục bội thu trong những năm trước, nhưng năm nay, phần lớn người trồng dưa thất thu. Thời tiết bất thuận rồi đến sâu bệnh hoành hành khiến nông dân chỉ hòa vốn hoặc thua lỗ trong vụ dưa đầu tiên của năm 2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dưa hấu Nga Sơn mất mùa

Dưa hấu Nga Sơn mất mùa

Ruộng dưa hiếm hoi của gia đình anh Mai Văn Thao ở thôn 4, xã Nga Trung cho năng suất khá nhờ vô tình trồng quá muộn thời vụ.

Huyện ven biển Nga Sơn có truyền thống canh tác cây dưa hấu, liên tục bội thu trong những năm trước, nhưng năm nay, phần lớn người trồng dưa thất thu. Thời tiết bất thuận rồi đến sâu bệnh hoành hành khiến nông dân chỉ hòa vốn hoặc thua lỗ trong vụ dưa đầu tiên của năm 2020.

Cái nắng gay gắt của ngày đầu hè không làm giảm không khí lao động hăng say của nông dân trên các cánh đồng dưa của huyện Nga Sơn. Vừa quệt vội những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, vừa thoăn thoắt nhổ cỏ, tỉa nhánh cho những luống dưa, khuôn mặt bà Mai Thị Toán ở thôn Yên Lộc, xã Nga Yên còn lộ rõ nỗi buồn. Theo bà, “bằng thời điểm này của những năm trước, gia đình đã thu hoạch xong vụ dưa đầu tiên. Năm nay, đã qua kỳ nghỉ lễ 30–4 mà gia đình chưa có thu hoạch – dù chỉ là 1 quả. Nguyên nhân là lứa dưa đầu tiên, sau bao công chăm sóc, đến thời kỳ trổ hoa thì lụi đi không đậu quả, gia đình tôi phải nhổ đi để trồng lại lứa mới”. Quan sát trên thân ruộng, lứa dưa thứ 2 này của gia đình bà đã lác đác cho những hoa bói, nhưng đang bị rầy tấn công khiến bà càng bất an. “Không biết năm nay thời tiết thế nào mà rầy nhiều lắm, phun thuốc nhiều lần mà không thể diệt triệt để. Cả thôn, cả xã đều bị như vậy, không biết lứa này có được thu hoạch không” – bà Toán phân trần.

Trên cùng cánh đồng thôn Yên Lộc, ruộng dưa của nông dân Phạm Thị Ngân có “khá” hơn khi vừa được thu hoạch cách đây vài ngày nên gia đình cũng “gỡ lại” một phần vốn đầu tư. Bởi lẽ, để canh tác được một sào dưa, gia đình bà phải mua một cuộn ni-lông trải ruộng 12 kg với giá 600 nghìn đồng, cộng với tiền hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cày bừa... vị chi cũng hơn 2 triệu đồng. Tuy nhiên, vụ dưa đầu tiên cũng chỉ cho thu nhập 2 triệu đồng, trong khi những năm trước đều có lợi nhuận từ 7 đến 8 triệu đồng mỗi sào/vụ. Được biết, Yên Lộc là thôn có diện tích canh tác dưa hấu lớn bậc nhất của huyện Nga Sơn trong những năm gần đây với khoảng hơn 10 ha. Sau khi sáp nhập 3 thôn cũ là 8, 9 và 10 thành thôn Yên Lộc, cả thôn hiện có gần 300 hộ dân thì khoảng 1/2 số hộ có diện tích trồng dưa hấu. Vụ dưa đầu tiên được tra hạt từ sau Tết Nguyên đán, đến nay, hộ may mắn thì hòa vốn, còn lại đều thất thu hoặc thua lỗ. Gia đình nào có diện tích trồng càng nhiều thì lỗ càng lớn khiến nguồn thu nhập chính của nhân dân địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Người trồng dưa ở xã Nga Trung – nơi có truyền thống thâm canh cây dưa hấu của huyện Nga Sơn cũng lâm vào tình cảnh thất thu tương tự. Gia đình ông Phạm Văn Dinh ở thôn 4 trong xã vừa thu hoạch 4 sào dưa, chỉ được 15 triệu đồng, chưa đủ vốn đầu tư, đó là không tính đến công chăm sóc ròng rã gần 80 ngày qua. Canh tác tới 5 sào dưa, gia đình ông Nguyễn Văn Kháng, bà Hỏa Thị Hiệu cùng thôn cũng lỗ vốn bởi cả quá trình dưa phát triển chậm, lại xuất hiện nhiều lứa rầy phá hoại liên tiếp nên quả nhỏ và xấu, khiến giá bán chỉ còn 5.000 đồng/kg, trong khi những năm trước tới 8 đến 10.000 đồng/kg. Trong thôn 4, ngoại trừ gia đình anh Mai Văn Thao tạm gọi được mùa do trồng muộn thời vụ, nay dưa chuẩn bị cho thu hoạch với năng suất dự kiến khoảng 1 tấn/sào, những hộ trồng dưa còn lại cơ bản đều thất thu.

Được biết, mỗi vụ dưa hấu kéo dài từ 70 đến 80 ngày, bắt đầu trồng từ đầu mùa xuân. Mỗi năm, nông dân trên địa bàn huyện đồng bằng này trồng từ 2 đến 3 lứa dưa nối nhau liên tiếp, sau đó chuyển sang trồng rau màu trong những tháng cuối năm. Qua tìm hiểu của phóng viên, hầu như tất cả các vùng chuyên canh dưa hấu của huyện Nga Sơn đều thất thu trong vụ dưa vừa qua. Đến nay, nông dân trong huyện đã và đang trồng vụ thứ 2, nhưng nhiều cánh đồng tiếp tục xuất hiện rầy phá hoại ngay từ khi dưa mới phát triển. Năm 2020 này, toàn huyện Nga Sơn phát triển được 160,9 ha dưa hấu, tập trung nhiều ở các xã: Nga Trung, Nga An, Nga Yên, Nga Thành... Giá dưa quả bán tại ruộng hiện nay từ 9 đến 10.000 đồng/kg, khá cao so với thời điểm nhiều năm. Tuy nhiên, dưa năm nay nhìn chung năng suất thấp, nhiều ruộng thất thu bởi bà con phải nhổ bỏ vụ dưa đầu.

Để giúp nông dân trồng dưa phát triển sản xuất gắn với đầu ra ổn định, huyện đã chỉ đạo các địa phương khuyến khích HTX dịch vụ nông nghiệp ở các xã đứng ra ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ với các doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương và Ninh Bình. Theo đó, nhiều năm qua, đầu ra cây dưa ở đây luôn ổn định, chưa bao giờ có hiện tượng bị ế hàng hay ép giá bởi tư thương. Thất thu vụ dưa đầu trong năm, huyện Nga Sơn đang chỉ đạo các xã tăng cường chăm sóc các vụ dưa tiếp theo để có năng suất cao nhất.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]