(Baothanhhoa.vn) - Chờ doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư để giới thiệu tiềm năng đã trở thành việc làm cũ trong thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh. Ít năm gần đây, cách thu hút bị động ấy đã được thay thế bằng sự chủ động: Tìm đến nhà đầu tư trước để giới thiệu tiềm năng, chính sách ưu đãi của tỉnh và mời gọi đầu tư vào tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đổi mới thu hút đầu tư các dự án FDI

Chờ doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư để giới thiệu tiềm năng đã trở thành việc làm cũ trong thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh. Ít năm gần đây, cách thu hút bị động ấy đã được thay thế bằng sự chủ động: Tìm đến nhà đầu tư trước để giới thiệu tiềm năng, chính sách ưu đãi của tỉnh và mời gọi đầu tư vào tỉnh.

Đổi mới thu hút đầu tư các dự án FDI

Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 - dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang được thi công tại Khu Kinh tế Nghi Sơn.

Có chính là sự sáng tạo, đổi mới trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư đã được Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (BQL KKTNS&CKCN) tỉnh thực hiện trong các năm gần đây. Các tài liệu giới thiệu tiềm năng trên nhiều lĩnh vực, nhu cầu thu hút dự án với lĩnh vực cụ thể vào khu vực đang cần... đã được dịch thành 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, gửi đến các tập đoàn, doanh nghiệp tiềm năng ở nhiều nước. Qua đó, nhiều nhà đầu tư đã có sự tương tác trở lại, liên lạc và cử đoàn công tác đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Trong các tháng đầu năm 2020, tuy tình hình dịch bệnh COVID-19 trong và ngoài nước vẫn còn đang diễn biến phức tạp, nhưng đã có hơn 20 lượt tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài với gần 50 lượt thăm và làm việc với BQL KKTNS&CKCN tỉnh để tìm hiểu cơ hội đầu tư. Trong số đó, có nhiều tập đoàn kinh tế lớn tầm cỡ thế giới, như: Tập đoàn Chuwa Busan (Nhật Bản), Tập đoàn INTCO (Singapore), Tập đoàn Exxon Mobil (Hoa Kỳ), Tập đoàn Mintal (Hồng Kông)... và nhiều tổ chức quốc tế.

Rõ ràng, với những hoạt động đối ngoại tích cực, sự chủ động trong kêu gọi đầu tư của BQL KKTNS&CKCN tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tính riêng trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, đã đánh dấu một bước tiến mới trong thu hút đầu tư với sự có mặt của nhiều tập đoàn quốc tế về lọc hóa dầu, thép, hóa chất, vật tư y tế... đến tìm hiểu đầu tư tại KKTNS&CKCN. Với việc thu hút thành công hãng tàu CMA - CGM của Pháp - một trong những hãng hàng hải chuyên vận tải container quốc tế đã mở ra cơ hội mới cho phát triển hệ thống cảng biển Nghi Sơn nói riêng và phát triển của Thanh Hóa nói chung. Từ khi có tuyến hàng hải quốc tế đến với cảng nước sâu Nghi Sơn, nhiều nhà đầu tư đã đến tìm hiểu, mong muốn đầu tư hạ tầng và các dịch vụ logistics tại Nghi Sơn. Tuyến hàng hải này cũng chính là điều kiện cần và đủ để nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới vào đầu tư tại Thanh Hóa thời điểm hiện tại và cả tương lai. Bởi lẽ, theo thông tin từ BQL KKTNS&CKCN tỉnh, trước đây có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, nhưng Nghi Sơn chưa có tuyến hàng hải quốc tế nên họ đã tìm hướng đầu tư ở những nơi khác.

Một hình thức xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất chính là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đã đầu tư hoạt động, phát triển sản xuất, kinh doanh. Với BQL KKTNS&CKCN tỉnh, đây cũng chính là hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư tại chỗ. Khi những doanh nghiệp đã hoạt động được tạo điều kiện tốt nhất, sẽ tạo hiệu ứng và danh tiếng cho tỉnh về sự đồng hành với doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn. Đơn cử như các tháng gần đây, Dự án Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 đang xây dựng, cần thêm nhiều chuyên gia nước ngoài, BQL KKTNS & CKCN tỉnh đã phối hợp với thị xã Nghi Sơn, Sở Y tế tổ chức cách ly, triển khai các thủ tục để các chuyên gia đến làm việc. Trong quá trình sản xuất của nhiều doanh nghiệp, mỗi khi phát sinh khó khăn, nhất là các thủ tục hành chính, ban đều vào cuộc giúp doanh nghiệp tháo gỡ, hoặc đề xuất UBND tỉnh có giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp.

Thống kê từ Phòng Quản lý Đầu tư thuộc BQL KKTNS & CKCN tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 630 dự án đầu tư vào KKTNS&CKCN. Trong số đó, có hơn 60 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 13,44 tỷ USD. Trên thực tế, các dự án FDI đã giúp tỉnh thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của Thanh Hóa, như: Lọc hóa dầu, nhiệt điện, xi măng. Nguồn nhân lực của tỉnh theo đó cũng được nâng cao nhờ chính sách tuyển dụng con người của chính các chủ đầu tư nước ngoài, tạo sự ảnh hưởng tích cực cho đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nói chung của tỉnh. Hiện nay, nhiều bộ phận lao động được đào tạo, có năng lực quản lý, trình độ khoa học công nghệ đủ sức thay thế các lao động, chuyên gia nước ngoài.

Sự đổi mới và mời gọi hiệu quả ngày càng nhiều doanh nghiệp FDI vào tỉnh cũng góp phần tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng thu ngân sách Nhà nước đáng kể, điển hình nhất là Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn nộp ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Đó cùng là yếu tố cần thiết để đưa KKTNS&CKCN trên địa bàn tỉnh trở thành hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Bài và ảnh: Linh Trường


Bài Và Ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]