(Baothanhhoa.vn) - Đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và tạo được vị thế bền vững trên thị trường. Thực trạng sản xuất ở tỉnh ta cho thấy, không ít DN đã gặt hái thành công thông qua việc đổi mới công nghệ, song vẫn còn những rào cản khiến cho quá trình đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn nhiều hạn chế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế

Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế

Hệ thống cắt, gắp gạch hiện đại của Công ty CP Á Mỹ Thọ Xuân giúp nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và tạo được vị thế bền vững trên thị trường. Thực trạng sản xuất ở tỉnh ta cho thấy, không ít DN đã gặt hái thành công thông qua việc đổi mới công nghệ, song vẫn còn những rào cản khiến cho quá trình đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn nhiều hạn chế.

Những năm gần đây, cùng với phát triển khoa học công nghệ, cộng đồng DN tỉnh ta đã không ngừng đổi mới công nghệ, tiếp cận với hệ thống kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Tìm hiểu tại Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, xã Trung Thành (Nông Cống), được biết: Thành lập năm 2017, hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu. Do đó, công ty cần đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của thị trường quốc tế. Sau thời gian tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của thị trường, công ty đã đầu tư gần 3 tỷ đồng để lắp hệ thống thanh trùng, nồi hơi và đóng hộp hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu bảo đảm theo tiêu chuẩn thế giới. Hằng năm, tiêu thụ khoảng 15.000 tấn sản phẩm nguyên liệu, xuất đi các nước, như: Nga, Séc,... doanh thu đạt gần 30 tỷ đồng/năm.

Trong lộ trình phát triển của mình, Công ty CP Á Mỹ Thọ Xuân, xã Xuân Thắng (Thọ Xuân) đặt mục tiêu đạt 70 triệu viên gạch/năm, doanh thu 100 tỷ đồng/năm. Do đó, công ty đã tập trung ưu tiên cải tiến công nghệ, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty đã đầu tư hệ thống cắt, gắp gạch của Nhật Bản trị giá khoảng 15 tỷ đồng và hệ thống lò nung hiện đại trị giá hơn 5 tỷ đồng. Qua đánh giá của đơn vị, nhờ việc đầu tư hệ thống công nghệ sản xuất hiện đại nên một ca sản xuất của nhà máy chỉ cần từ 40 - 50 nhân công, giảm khoảng 50% số lao động so với trước đó, giúp giảm chi phí nhân công, hạ giá thành sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao hơn 2-3 lần sản xuất truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, đổi mới công nghệ công ty gặp không ít khó khăn về vốn, chuyển giao kỹ thuật cho lực lượng lao động. Trao đổi về vấn đề này, anh Bùi Đức Vương, giám đốc công ty, cho biết: Đối với DN việc đầu tư, đổi mới công nghệ là khâu cốt lõi để nâng cao năng suất, giá trị kinh tế và khả năng cạnh tranh của mình. Song, để đổi mới công nghệ là điều không dễ dàng, đòi hỏi DN cần phải có tiềm lực kinh tế, có đội ngũ nhân công đủ khả năng “lĩnh hội” và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Tỉnh ta có hơn 13.000 DN, hầu hết đều phát triển ở quy mô nhỏ và vừa, hệ thống máy móc, công nghệ còn lạc hậu so với tiến trình phát triển của thị trường. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa: Chỉ có khoảng 10% DN sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại, 38% trung bình, 52% lạc hậu và rất lạc hậu. Việc đầu tư cho công nghệ rõ ràng đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng thực tế, đổi mới công nghệ không phải là điều dễ dàng với nhiều DN. Những nguyên nhân khiến DN chậm đổi mới công nghệ được các nhà chuyên môn và các DN đưa ra, như: Quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn hẹp dẫn đến năng lực đổi mới công nghệ của các DN chưa cao. Mặc dù tỉnh ta đã có chính sách hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong các DN, song chính sách chưa thực sự hấp dẫn, chưa thúc đẩy DN đầu tư đổi mới công nghệ. Ngoài ra, những khảo sát đều cho thấy, hệ thống kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh khó hoặc ít được tiếp cận với những đề án hỗ trợ khoa học - kỹ thuật của Nhà nước; do đó, đa phần đều do DN tự thân trong việc tìm hiểu cũng như huy động nguồn lực để đổi mới công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó, thực trạng nhiều DN, HTX trên địa bàn tỉnh có những ý tưởng hay nhưng chưa có sản phẩm thực tế nên không có tài sản bảo đảm được vay vốn theo đúng quy định để đầu tư, ứng dụng công nghệ mới cũng chính là một trong những rào cản khiến quá trình đổi mới công nghệ gặp khó khăn. Do đó, nên chăng cần có chính sách cụ thể về vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho cả ngân hàng và DN có điều kiện tiếp cận nguồn vốn mới có thể nâng cao hiệu quả, hiện thực hóa chủ trương đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ trong DN trên địa bàn tỉnh.

Hòa Lê


Hòa Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]