(Baothanhhoa.vn) - Mùa mưa bão năm 2019 đang dần khép lại. May mắn là trong năm, các địa phương ven biển của tỉnh Thanh Hóa không phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão nào. Tuy nhiên, công tác phòng tránh thiệt hại cho tàu thuyền và ngư dân ở các địa phương ven biển vẫn được duy trì, giúp ngư dân và các chủ tàu thuyền yên tâm khai thác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đội cứu hộ trên biển - điểm tựa của ngư dân

Đội cứu hộ trên biển - điểm tựa của ngư dân

Trong nhiều tổ đội khai thác trên biển của xã Ngư Lộc (Hậu Lộc), có một số tàu được giao nhiệm vụ cứu hộ nên ngư dân yên tâm hơn.

Mùa mưa bão năm 2019 đang dần khép lại. May mắn là trong năm, các địa phương ven biển của tỉnh Thanh Hóa không phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão nào. Tuy nhiên, công tác phòng tránh thiệt hại cho tàu thuyền và ngư dân ở các địa phương ven biển vẫn được duy trì, giúp ngư dân và các chủ tàu thuyền yên tâm khai thác.

Nhiều năm nay, vào đầu mỗi mùa mưa bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đều yêu cầu các địa phương trong tỉnh triển khai các phương án và nhóm giải pháp phòng chống thiên tai trên địa bàn. Riêng các huyện, thành phố ven biển còn phải thành lập các đội cứu hộ, cứu nạn trên biển, được coi là một trong những nhiệm vụ lớn của công tác phòng chống thiên tai. Qua tìm hiểu, các địa phương cũng như ngư dân đều thấy các mô hình đội cứu hộ này là thiết thực, phải chủ động phương án các tàu thuyền địa phương cứu nhau trước, không quá lệ thuộc vào các lực lượng cứu hộ của Nhà nước. Bởi lẽ, một vụ hư hỏng tàu cá cách đất liền hàng chục km, chờ các phương tiện cứu hộ từ bờ ra, có khi phải mất nửa ngày, nhưng các phương tiện cùng khai thác trên một vùng ngư trường có thể tiếp cận tàu bị nạn chỉ trong vài chục phút...

Xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) có hàng trăm phương tiện khai thác hải sản trên biển, với ngư trường truyền thống là khu vực Vịnh Bắc bộ và thường khai thác xa bờ. Từ cuối tháng 5 – 2019, xã đã kiện toàn và thành lập đội tàu thuyền cứu hộ trên biển với 12 phương tiện tàu thuyền. Đáng nói, những phương tiện cứu hộ này đều là tàu cá của địa phương, được chính quyền hỗ trợ, chủ tàu và các thuyền viên được tham gia tập huấn về cứu hộ, cứu nạn. UBND xã đã thành lập cả ban chỉ đạo trên bờ, tổ chức các hội nghị quán triệt cho lực lượng và chủ phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn để thống nhất các phương án ứng cứu, cũng như chuẩn bị tốt các điều kiện. Do luôn trong tình trạng sẵn sàng, nên trước khi về nơi neo đậu, trú ẩn trong bến, các tàu thuyền này phải chuẩn bị đủ lượng dầu để hoạt động từ 3 đến 5 ngày và sẵn sàng phương án lương thực, thực phẩm cho 5 đến 7 thuyền viên. 12 phương tiện trong đội cứu hộ của xã đều là những tàu thuyền lớn với công suất máy từ 420 đến 829 CV. Đây cũng là các “đầu tàu” trong các tổ đội khai thác hằng ngày, thường đánh bắt ở một số ngư trường cố định. Ưu điểm của mô hình đội cứu hộ này là các tàu vẫn tham gia khai thác bình thường trên biển, khi có tàu bạn gặp sự cố, tàu trong đội cứu hộ có trách nhiệm ứng cứu. Toàn bộ kinh phí xăng dầu trong quá trình cứu hộ, lai dắt tàu bị nạn sẽ được chính quyền địa phương trích kinh phí phòng chống thiên tai để hỗ trợ. Tại xã vùng biển của huyện Hậu Lộc này, từng có hàng chục vụ các tàu cứu hộ của ngư dân tự ứng cứu nhau trên biển, cứu sống nhiều thuyền viên trên các phương tiện gặp nạn. Từ nhiều năm qua, tàu của anh Trương Văn Hiền, tại thôn Thành Lập trong xã đều được tín nhiệm đưa vào danh sách một trong các tàu cứu hộ của địa phương. Với công suất lên tới 700 CV, thường hành nghề câu mành trên Vịnh Bắc bộ, máy bộ đàm và các phương tiện liên lạc trên tàu luôn hoạt động 24/24 giờ. Khi có thông tin tàu gặp sự cố, tàu này ngừng khai thác, sẵn sàng ứng cứu ngay.

Nằm phía Nam cửa biển Lạch Hới, nơi thường xuyên chịu những đợt sóng to gió lớn khi trở trời và mưa bão lớn, nghề biển của ngư dân TP Sầm Sơn cũng bấp bênh theo thời tiết. Trước đây, nhiều ngư dân địa phương cũng từng phải vùi thân xác trong lòng biển bởi những sự cố tai nạn tàu thuyền nhưng không được ứng cứu kịp thời. Toàn thành phố hiện có hơn 1.600 phương tiện với hơn 6.000 lao động chuyên khai thác, thu mua hải sản trên biển. Trước mùa mưa bão, UBND TP Sầm Sơn đã phối hợp, họp bàn và thống nhất phê chuẩn cho Đồn Biên phòng Sầm Sơn triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn cho ngư dân trong mùa mưa bão. Theo đó, đội cứu hộ, cứu nạn trên biển năm 2019 của toàn thành phố được thành lập với 4 tàu của Hải đội 2 biên phòng và 10 tàu của ngư dân. Với phương châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, thành phố đã thành lập đội kiêm nhiệm gồm 12 người khỏe mạnh, nhiệt tình, biết bơi là ngư dân và Trạm Biên phòng Quảng Cư. Riêng với 10 tàu của ngư dân, có 4 tàu của ngư dân phường Quảng Cư và 6 tàu của ngư dân phường Quảng Tiến. Đây là những phương tiện có công suất lớn, từ 160 CV đến 957 CV với từ 10 đến 17 thuyền viên trên mỗi tàu. Các phương tiện đã được Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Sầm Sơn trang bị đầy đủ phao cứu sinh và các trang thiết bị cần thiết khác. UBND các phường Quảng Cư và Quảng Tiến được giao trực tiếp ký hợp đồng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn với các chủ tàu. Khi có lệnh điều động, các tàu tham gia cứu nạn, mọi chi phí phát sinh sẽ được UBND TP Sầm Sơn trích ngân sách thanh toán.

Anh Đỗ Văn Tiếp, một chủ tàu ở phường Quảng Tiến, cho biết: Trước đây vươn khơi, chúng tôi luôn thấp thỏm lo âu. Trường hợp tàu bị nạn xa đất liền, cũng ít trông chờ các phương tiện từ bờ ra được vì quá xa. Nay, các phương tiện của ngư dân được giao nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, lại cùng đi khai thác nên chúng tôi yên tâm hơn nhiều. Các ngư dân chúng tôi có niềm tin hơn khi khai thác, bởi nếu có sự cố, sẽ được trợ giúp kịp thời.

Linh Trường


Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]