(Baothanhhoa.vn) - Sáng 5-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị định hướng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Định hướng phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh

Sáng 5-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị định hướng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn mới.

Toàn cảnh hội nghị.

Từ năm 2015 đến nay, diện tích cây ăn quả các loại trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng nhanh, nhiều diện tích đất trồng lúa khó tưới, đất bãi, đất màu, đất vườn, đồi thấp được chuyển sang trồng cây ăn quả. Tính đến hết năm 2017, tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đạt 18.581,6 ha tăng hơn so với năm 2015 là 4.553,4 ha; diện tích cho cho thu hoạch ước đạt 13.181,8 ha, sản lượng 223.142,9 tấn.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm, sức tiêu thụ các loại quả của thị trường nội địa hoảng 380.000 đến 400.000 tấn. Như vậy, sản lượng của diện tích trồng cây ăn quả hiện nay cho thu hoạch mới đáp ứng được hơn 50% sức tiêu thụ nội địa trong tỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc diện tích cây ăn quả vẫn còn có tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, mục tiêu của tỉnh đến năm 2020, diện tích cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh đạt 16.300 ha, song hiện nay tổng diện tích cây ăn quả tập trung toàn tỉnh mới chỉ có 4.000 ha, số diện tích còn lại là manh mún, nhỏ lẻ. Do đó, để phát triển bền vững diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh hiện nay, các địa phương cần thực hiện theo định hướng phát triển cây ăn quả của tỉnh tại Quyết định số 4833/QĐ-UBND ngày 31-12-2014 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 đạt khoảng 16.300 ha và ổn định đến năm 2025; sản lượng đến năm 2020 đạt 287.000 tấn và ổn định đến năm 2030. Ưu tiên phát triển vùng cây ăn quả tập trung để đến năm 2020 đạt 7.000 ha và mở rộng lên 10.000 ha đến năm 2025, trong đó: Dứa 2.500 ha, cam 5.000 ha, bưởi trên 1.000 ha, chuối 1.500 ha. Đồng thời phát triển vùng các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, gồm các loại cây: Dứa, cam, bưởi, chuối gắn với công nghiệp chế biến tại các địa phương có điều kiện như: Triệu Sơn, Như Thanh, Thạch Thành, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân... Ưu tiên phát triển dứa và các loại cây có múi như cam, bưởi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, phát triển các mô hình trồng chuối ở vùng đất tốt, đất bãi ven sông…

Đại diện lãnh đạo Viện nghiên cứu rau quả Trung ương góp ý kiến về định hướng phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu tham dự cho rằng, để cây ăn quả trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững cần tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp chính, đó là: Xây dựng phương án, đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh trên cơ sở tiềm năng đất đai, khí hậu và trình độ canh tác, khả năng đầu tư; căn cứ vào loại cây ăn quả chủ lực trồng tập trung, mỗi huyện ưu tiên lựa chọn 1-2 loại cây có lợi thế; tập trung tích tụ đất đai phát triển các vùng cây ăn quả tập trung, sản xuất hàng hóa quy mô lớn; đẩy mạnh hình thức liên kết vùng trong sản xuất, tiêu thụ trái cây trên địa bàn toàn tỉnh lấy các doanh nghiệp làm nòng cốt trong việc tiêu thụ và chế biến sản phẩm cây ăn quả…


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]