(Baothanhhoa.vn) - Điện lực Thường Xuân thường xuyên triển khai công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn và liên tục phục vụ cho nhân dân; đảm bảo an toàn về tài sản cũng như tính mạng của người dân trên địa bàn huyện.

Điện lực Thường Xuân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện

Điện lực Thường Xuân thường xuyên triển khai công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn và liên tục phục vụ cho nhân dân; đảm bảo an toàn về tài sản cũng như tính mạng của người dân trên địa bàn huyện.

Điện lực Thường Xuân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện

Nhân viên Điện lực Thường Xuân thường xuyên kiểm tra giám sát hành lang an toàn lưới điện.

Điện lực Thường Xuân hiện đang quản lý 280.883km trung áp, 309.26km hạ áp trải đều trên địa bàn có diện tích tự nhiên rộng nhất tỉnh Thanh Hóa. Đây là địa bàn có địa hình đồi núi phức tạp, đường dây điện chủ yếu đi qua rừng phòng hộ và đồi trồng cây của các hộ dân nên việc quản lý hành lang của cán bộ công nhân viên Điện lực Thường Xuân gặp nhiều khó khăn.

Điện lực Thường Xuân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện

Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt về an toàn hành lang lưới điện.

Để bảo đảm an toàn hành lang lưới điện, đơn vị đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận biết và tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm hành lang lưới điện, hoặc liên hệ với đơn vị để thỏa thuận, di dời đường điện để bảo đảm an toàn; Tiến hành kiện toàn, thành lập lại Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp, từ đó phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong ban thực hiện nhiệm vụ.

Điện lực Thường Xuân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện

Người dân tự giác chặt bỏ cây nằm trong phạm vi an toàn lưới điện.

Ngoài ra còn phân công các Đảng viên phụ trách quản lý các nhóm để thực hiện việc giám sát, quản lý hành lang bảo vệ lưới điện. Tổng kiểm tra, rà soát cây trong và ngoài hành lang có nguy cơ gây sự cố điện trên địa bàn quản lý.

Điện lực Thường Xuân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện

Nhân viên Điện lực Thường Xuân tiến hành kiểm tra

Điện lực Thường Xuân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện

và phối hợp cùng người dân tiến hành chặt bỏ, phát quang cây cối vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

4 tháng đầu năm 2020, đơn vị đã tiến hành phát quang hơn 1000 cây xanh nằm trong và ngoài hành lang ở các vị trí trọng điểm như: Đường dây 35kV nhánh rẽ Lương Sơn, nhánh rẽ Bát Mọt, nhánh rẽ Xuân Cao, nhánh rẽ Tân Thành, nhánh rẽ Luận Thành, nhánh rẽ Luận Khê, Xuân Thắng, đường trục lộ 374E9.3.

Điện lực Thường Xuân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện

Nhiều người dân đồng thuận, hỗ trợ nhân viên Điện lực Thường Xuân giải phóng hành lang cây cối ảnh hưởng đến an toàn lưới điện.

Điện lực Thường Xuân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện

Điện lực Thường Xuân phối hợp với UBND xã Luận Thành tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính với hộ dân vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

Trong quá trình thực hiện giải phóng hành lang cây cối, Điện lực Thường Xuân đã phát hiện trường hợp hộ dân trồng cây vi phạm hành lang an toàn lưới điện, tại khoảng cột 28-29 đường dây 35kV nhánh rẽ Làng Than lộ 374E9.3, theo đó đơn vị đã phối hợp với UBND xã Luận Thành tiến hành lập biên bản và xử phạt hành chính theo quy định.

Thời gian tới, để đảm bảo an toàn cho đường dây trước mùa mưa bão, Điện lực Thường Xuân tiếp tục phối hợp với địa phương tiến hành phát dọn hành lang tại các khoảng cột 21-23, 57-59, 69-71, 92-96, 132-133 thuộc đường dây 35kV nhánh rẽ Lương Sơn lộ 374E9.3.

I. Căn cứ vào điều 4, nghị định 14/2014/NĐ-CP, quy định Các hành vi bị nghiêm cấm:

1. Trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ.

2. Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.

3. Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện.

4. Lắp đặt ăng ten thu phát sóng; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp.

5. Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện.

6. Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện.

7. Đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện.

8. Đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn.

9. Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác.

10. Nổ mìn, mở mỏ; xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện.

11. Đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện.

12. Điều khiển các phương tiện bay có khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện cao áp nhỏ hơn 100 m, trừ trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện được phép theo quy định.

13. Để cây đổ vào đường dây điện khi chặt tỉa cây hoặc lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa công trình lưới điện cao áp để chặt cây.

14. Các hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.

II. Căn cứ vào Điều 15, Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013, vi phạm quy định về an toàn điện:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vào trạm điện hoặc trèo lên cột điện khi không có nhiệm vụ;

b) Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện;

c) Lắp đặt ăng ten ti vi, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo tại vị trí khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào lưới điện;

d) Thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện vào mục đích khác khi chưa có thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện;

b) Đổ, đắp, sắp xếp nguyên vật liệu, phế thải, vật tư, thiết bị dưới dây dẫn điện của đường dây dẫn điện trên không và để khoảng cách từ dây dẫn điện đến nguyên vật liệu, phế thải, vật tư, thiết bị nhỏ hơn khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;

c) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không vào mục đích khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;

d) Xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi chưa có thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng các thỏa thuận để bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình với đơn vị quản lý vận hành đường dây;

đ) Chất hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, trồng cây, thả neo tầu thuyền trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;

e) Xây dựng nhà ở, công trình xâm phạm đường ra vào, cửa thông gió của trạm điện, nhà máy điện.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thi công các công trình trong đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ, ao trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm mà không thông báo trước cho đơn vị quản lý vận hành đường cáp theo quy định;

b) Không đặt biển báo, tín hiệu an toàn về điện cho lưới điện, nhà máy điện theo quy định;

c) Chặt và để cây đổ vào lưới điện;

d) Xây nhà, công trình lên hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;

đ) Không có phiếu công tác hoặc lệnh công tác khi làm những công việc phải thực hiện theo phiếu công tác, lệnh công tác.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đào hố, đóng cọc vào trong hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;

b) Điều khiển thiết bị, dụng cụ, phương tiện hoặc các hoạt động khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;

c) Tháo gỡ bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện khi không có nhiệm vụ;

d) Tung, ném, bắn, quăng bất cứ vật gì gây hư hỏng các bộ phận của lưới điện, nhà máy điện hoặc gây sự cố lưới điện, nhà máy điện;

đ) Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định của pháp luật;

e) Không ban hành đầy đủ quy trình, nội quy về an toàn điện theo quy định;

g) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn theo quy định khi làm việc theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác gây tai nạn hoặc sự cố;

h) Sử dụng người chưa được đào tạo chuyên môn về điện hoặc chưa được huấn luyện về an toàn điện, chưa được cấp thẻ an toàn điện để làm những công việc quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện, nhà máy điện.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thiết kế, lắp đặt và đưa vào vận hành lưới điện, nhà máy điện không đáp ứng được các quy định về kỹ thuật, an toàn điện;

b) Không kiểm tra, thí nghiệm hệ thống chống sét, nối đất của nhà máy điện, trạm điện;

c) Xếp, chứa các chất cháy, nổ, ăn mòn trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đào đất làm lún, nghiêng, đổ cột của đường dây dẫn điện hoặc thiết bị của trạm điện, nhà máy điện;

b) Nổ mìn gây hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện;

c) Sử dụng phương tiện thi công gây chấn động làm hư hỏng, sự cố lưới điện, nhà máy điện.

7. Ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện dùng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2; các Điểm a, c và d Khoản 3; các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 4; Điểm c Khoản 5; các Điểm a và c Khoản 6 Điều này.

8. Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc phải khôi phục tình trạng ban đầu đối với các hành vi quy định tại các Điểm b, c Khoản 1; Khoản 2; các Điểm c và d Khoản 3; các Điểm a, c và d Khoản 4; Điểm c Khoản 5 và Khoản 6 Điều này;

b) Buộc phải di chuyển phương tiện, thiết bị thi công ra khỏi hành lang an toàn lưới điện cao áp đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b Khoản 4; các Điểm a và c Khoản 6 Điều này;

c) Buộc phải tách đường dây dẫn điện, thiết bị điện không đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này;

d) Buộc phải tạm dừng công việc cho đến khi có phiếu công tác hoặc thực hiện đầy đủ biện pháp an toàn phù hợp đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 3 và Điểm g Khoản 4 Điều này.

NL


NL

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]