(Baothanhhoa.vn) - Khu vực Hồ Thành nằm ở trung tâm TP Thanh Hóa, có nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và kinh tế, chính trị; xưa kia gồm Trấn thành Thanh Hóa (Hạc Thành), hào nước xung quanh... Hiện dấu tích thành chỉ là hào nước tồn tại dưới dạng các hồ nước nhỏ bị chia cắt chủ yếu là các tuyến giao thông đô thị. Bên trong Trấn thành hiện là trụ sở của một số cơ quan hành chính cấp tỉnh, một số khu dân cư, tập thể cơ quan và trụ sở doanh nghiệp. Việc lập quy hoạch khu vực Hồ Thành nhằm phát huy giá trị văn hóa, lịch sử; đồng thời, xác định chiến lược phát triển phù hợp với phát triển của TP Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Điểm nhấn của ý tưởng quy hoạch Hồ Thành

Khu vực Hồ Thành nằm ở trung tâm TP Thanh Hóa, có nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và kinh tế, chính trị; xưa kia gồm Trấn thành Thanh Hóa (Hạc Thành), hào nước xung quanh... Hiện dấu tích thành chỉ là hào nước tồn tại dưới dạng các hồ nước nhỏ bị chia cắt chủ yếu là các tuyến giao thông đô thị. Bên trong Trấn thành hiện là trụ sở của một số cơ quan hành chính cấp tỉnh, một số khu dân cư, tập thể cơ quan và trụ sở doanh nghiệp. Việc lập quy hoạch khu vực Hồ Thành nhằm phát huy giá trị văn hóa, lịch sử; đồng thời, xác định chiến lược phát triển phù hợp với phát triển của TP Thanh Hóa.

Điểm nhấn của ý tưởng quy hoạch Hồ Thành

Khu vực Hồ Thành, TP Thanh Hóa.

Theo tìm hiểu, sưu tầm của Viện Quy hoạch – Kiến trúc Thanh Hóa, xưa kia Hạc Thành được xây dựng theo hình lục lăng, có hào bao quanh mặt ngoài. Thành mở 4 cửa: Cửa tiền phía Nam, cửa hậu phía Bắc, cửa tả phía Đông Nam và cửa hữu phía Tây Nam. Trong thành là nơi ăn, ở, trị vì của các quan đầu tỉnh. Tổ chức kiến trúc kiểu thành Vauban với 6 mặt thành (có nguồn gốc mô-típ là thành quân sự phòng thủ của Pháp). Cũng như mọi thành trì khác, thành Thanh Hóa xưa có 4 cổng: Tiền, hậu, tả, hữu (theo quan niệm phong thủy và quân vương). Riêng cửa tiền được đóng quanh năm, chỉ mở những dịp đón Vua vào kinh lý. Cửa thành phía tả trở thành lối ra, vào hàng ngày của quan lại, binh lính, chức việc. Xung quanh là hào nước làm gia tăng lợi thế về phòng thủ. Hệ thống giao thông của thành được tổ chức 2 trục Bắc – Nam. Một số các đường ngang theo trục Đông – Tây để phân chia khu vực Hạc Thành thành các khu vực chức năng nhỏ với khu vực chính giữa là chùa Hoàng Gia, khu vực diện tích phía Đông Nam là khu vực cung điện. Sách “Đồng Khánh dư địa chí” mô tả: Thành ở địa phận xã Thọ Hạc, huyện Đông Sơn. Thành xây bằng gạch, đá, chu vi 630 trượng (2.961m), cao 1 trượng (4,7m), có 4 cửa, hào rộng 9 trượng 3 thước, sâu 7 thước...

Về giá trị kiến trúc, Hạc Thành tiêu biểu cho nét kiến trúc gỗ truyền thống cung đình vùng Bắc bộ (gian trái, mái dốc, lợp ngói)... Có một số công trình theo kiến trúc thuộc địa Đông Dương (kiến trúc Pháp) được xây dựng trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (công trình nhà làm việc, nhà ở biệt thự). Kiến trúc cổng thành qua các tài liệu lưu trữ còn cho thấy nét kiến trúc đặc trưng thời phong kiến triều Nguyễn, đặc biệt là công trình cửa tả (hiện nay là trụ sở của Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa). Ở cửa tả xưa còn có một cái miếu rất thiêng, thờ người con gái họ Ngô, gọi là miếu “Ngô Chính nữ”, nhưng nay đã bị mai một. Vị trí này nay nằm trong khuôn viên của Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa, hiện có cây đa cành lá sum suê, gốc to. Từ mấy chục năm nay, dưới gốc đa có một bát hương được lập lên, ngày rằm, mùng một hay ngày tết, ngày lễ đều được một số người dân dâng hoa quả, thắp hương... Tại khu vực phía Đông Nam, ngay cạnh Sở Nội Vụ còn lưu giữ dấu tích móng chân thành cổ, sử dụng gạch đất nung cổ, xây theo phương thức vữa mật mía, nhưng nay đang để hoang hóa... Về giá trị văn hóa của Hạc Thành được minh chứng bằng các tầng văn hóa ở làng cổ Đông Sơn; trong đó, tiêu biểu là di chỉ, nơi đây năm 2014 phát hiện ra chiếc trống đồng thuộc loại cổ nhất (Heger-l, cách ngày nay đã gần 3.000 năm). Cửa tả Hạc Thành cũng là nơi đánh dấu mốc lịch sử ngày 19-8-1945, diễn ra sự kiện nhân dân thị xã Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã tiến vào dinh Tổng đốc, bắt Tổng đốc Nguyễn Trác nộp ấn tín cho cách mạng, xóa bỏ chính quyền phong kiến thân Nhật, lập nên chính quyền nhân dân. Ngoài ra, cửa tả Hạc Thành còn là nơi diễn ra cuộc mít tinh rợp cờ đỏ sao vàng của nhân dân thị xã Thanh Hóa chào mừng thành công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền vào mùa thu năm Ất Dậu 1945. Ngày nay, những bằng chứng bằng hiện vật về giá trị văn hóa của Hạc Thành dù đã bị mai một khá nhiều sau chiến tranh, nhưng những giá trị đó vẫn còn lưu giữ ở các tác phẩm văn học và lịch sử, là dấu ấn kiến trúc, không gian đặc trưng tại khu vực trung tâm, được coi là long huyệt của đô thị Thanh Hóa xưa và nay. Hạc Thành còn là tiêu biểu cho các giá trị văn hóa lịch sử, kiến trúc, quy hoạch tổ chức không gian của cung đình phong kiến thời nhà Nguyễn, thời kỳ thành lập đầu tiên của đô thị Thanh Hóa.

Tại khu vực Hồ Thành được xem là dấu ấn lịch sử còn lại là những đoạn hào nước ngày xưa, là những đoạn kè đá gợi lên hình ảnh chân tường thành và một số chi tiết kiến trúc chân móng rải rác trong các ngõ nhỏ, các góc của các cơ quan, đơn vị. Nhưng hiện nay, tại khu vực này xảy ra tình trạng quá tải giao thông, kẹt xe; giao thông không xen cắt; các khu vực nhà ở tập thể, cơ quan 1 tầng xuống cấp..., khiến cho khu vực này bị mất mỹ quan. Vì vậy, việc quy hoạch Hồ Thành để xây dựng một hình ảnh đặc trưng, gắn kết các chức năng trung tâm đô thị nhằm bắt kịp với các trung tâm đô thị lớn trên cả nước là việc làm cần thiết. Xác định xu thế dịch chuyển các chức năng trong đô thị để phát huy hiệu quả các chức năng, thế mạnh chính vốn có và trở thành nơi kết nối quan trọng trong quy hoạch chung của TP Thanh Hóa.

Quy mô nghiên cứu quy hoạch khu vực Hồ Thành 51,1 ha, bao gồm 4 phân khu; các công trình công cộng, thương mại, du lịch tập trung, nhà ở của nhân dân. Theo quy hoạch, thực hiện việc di chuyển các cơ quan (có thể) ra khu vực khác, xây dựng trụ sở liên cơ quan với các cơ quan sắp xếp hợp khối, xây dựng trụ sở mới cho 3 cơ quan HĐND – UBND – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; xây dựng không gian văn hóa, công cộng gắn với các không gian hiện có; khai thác tối đa quỹ đất, kêu gọi đầu tư xây dựng theo định hướng quy hoạch; xây dựng khu thương mại, dịch vụ đồng bộ, nhà ở cao cấp... Xây dựng đô thị mới gắn với yếu tố lịch sử vốn có... Đối với khu vực I: Các công trình hỗn hợp là điểm nhấn của khu vực I nói riêng và toàn khu vực nói chung. Đồng thời, kết nối với các công trình hỗn hợp khác bởi tuyến phố đi bộ nhằm tăng hiệu quả phát triển thương mại – dịch vụ, tăng sự nhộn nhịp cho cảnh quan đô thị. Bảo tồn cảnh quan cây xanh, mặt nước hiện có, nhằm góp phần bảo đảm môi trường xanh, tăng tính thẩm mỹ. Khu vực II là khu vực được quy hoạch gắn kết với các khu vực khác. Khu vực III tổ chức không gian quảng trường gắn kết với bảo tàng, khu trụ sở hành chính, liên cơ quan. Khôi phục lại cửa tả và không gian lịch sử phía Đông Nam khu vực, kết hợp với công trình bảo tàng và Quảng trường Lê Lợi tạo thành khu vực bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử của khu vực. Khu vực IV gồm các công trình hỗn hợp nằm dọc Đại lộ Lê Lợi và là bộ mặt của đô thị, là công trình điểm nhấn nên cần có quy định về tầng cao, hình thức kiến trúc. Kết nối các công trình hỗn hợp khác bởi tuyến phố đi bộ nhằm tăng hiệu quả phát triển dịch vụ - thương mại, tăng sự nhộn nhịp cho cảnh quan đô thị. Cải tạo, chỉnh trang các công trình hiện trạng, nhất là khu vực đường chính, nhằm tạo sự đồng bộ, thẩm mỹ.

Bài và ảnh: Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]