(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, tạo tiền đề để các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để sản phẩm chủ lực khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Để sản phẩm chủ lực khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm gạo của Công ty CP Sao Khuê được trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ - triển lãm các thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, tạo tiền đề để các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

Tỉnh đã ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực, bao gồm 11 sản phẩm; trong đó, có 6 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và 5 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Đây là những sản phẩm có số lượng lớn, có thế mạnh và sức cạnh tranh cao, có khả năng mở rộng sản xuất, phát triển ứng dụng công nghệ cao, có khả năng mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Việc xác định danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là hướng đi đúng trong lộ trình tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo chiều sâu, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm chủ lực, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp; liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Qua đó, nhiều tập đoàn lớn, doanh nghiệp uy tín đã tập trung đầu tư vào tỉnh nhằm phát triển các sản phẩm chủ lực, như: Tập đoàn TH, Tập đoàn Vinamilk đầu tư phát triển trang trại bò sữa và liên kết tiêu thụ cây thức ăn chăn nuôi; hàng chục doanh nghiệp liên kết sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất thịt lợn, thịt, trứng gia cầm... tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các HTX, hộ nông dân. Đồng thời, việc thực hiện các mô hình liên doanh liên kết trong sản xuất chính là một trong những động lực để nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Sau khi UBND tỉnh ban hành danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, huyện Yên Định đã rà soát các sản phẩm có thế mạnh của địa phương để thực hiện các giải pháp phát triển sản phẩm chủ lực theo đúng lộ trình. Qua đó, huyện có 8 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực, là: lúa gạo, rau quả, bò sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, mía đường, cây thức ăn chăn nuôi. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Yên Định, cho biết: Sau khi rà soát, xác định được tiềm năng, thực trạng của các sản phẩm chủ lực, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm cả về chất và lượng. Nhiều sản phẩm, như: lúa gạo, bò sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm được thị trường đánh giá cao. Đồng thời, UBND huyện vận dụng và xây dựng những cơ chế, chính sách để khuyến khích sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy sản phẩm chủ lực. Như: Tăng cường liên kết sản xuất, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tập trung quy mô lớn với sản phẩm ngành trồng trọt; khuyến khích phát triển trang trại tập trung quy mô lớn với các sản phẩm thuộc ngành chăn nuôi. Đồng thời, giao các HTX tìm kiếm doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm chủ lực... Qua đó, trên địa bàn huyện đã hình thành được hơn 9.000 ha/vụ lúa, 4.000 ha/năm với sản phẩm rau màu, 40 trang trại chăn nuôi lợn, 62 trang trại chăn nuôi gà tập trung quy mô lớn và đàn bò sữa đạt 7.497 con, sản lượng sữa đạt 36.000 tấn/năm...

Chủ trương về xây dựng, phát triển các sản phẩm chủ lực đã được UBND tỉnh chỉ đạo và định hướng một thời gian dài. Song, nhiều địa phương chưa xây dựng được chiến lược dài hơi và ngắn hạn cho quá trình thực hiện mục tiêu này. Việc đầu tư vẫn chưa sâu và còn dàn trải, sản phẩm hàng hóa chưa tạo sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Do đó, ngày 14-10, tại hội nghị cho ý kiến vào dự thảo Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2020-2025, đa số các đại biểu đều khẳng định, các địa phương cần lựa chọn những sản phẩm chủ lực phải có tính đặc trưng vùng miền rõ rệt, có giá trị hàng hóa cao, có khả năng liên kết các ngành nghề khác nhau. Từ đó huy động sự vào cuộc, hỗ trợ và tham gia của các cấp chính quyền, người dân và xã hội. Bên cạnh đó, để các sản phẩm chủ lực tỉnh phát triển bền vững, ổn định trên thị trường, tỉnh cần tập trung rà soát quy hoạch quỹ đất lâu dài cho từng cây, con, từng sản phẩm chính. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, ưu tiên nguồn lực để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo ra những thương hiệu sản phẩm chủ lực mạnh của tỉnh. Trong quá trình triển khai, khoa học - kỹ thuật phải được xem là chìa khóa chính để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất; đẩy mạnh hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để thúc đẩy tiếp cận thị trường cả trong nước và quốc tế, tạo đầu ra cho nông sản hàng hóa.

Thanh Hòa


Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]