(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh ta có nguồn lâm sản dồi dào để phát triển hệ thống nhà máy, cơ sở chế biến, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do việc quy hoạch nhà máy chưa cân đối, liên kết với vùng nguyên liệu còn lỏng lẻo nên nhiều nhà máy đầu tư với số vốn lớn nhưng phải hoạt động cầm chừng, chưa khai thác hết công suất đầu tư.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để ổn định vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lâm sản

Tỉnh ta có nguồn lâm sản dồi dào để phát triển hệ thống nhà máy, cơ sở chế biến, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do việc quy hoạch nhà máy chưa cân đối, liên kết với vùng nguyên liệu còn lỏng lẻo nên nhiều nhà máy đầu tư với số vốn lớn nhưng phải hoạt động cầm chừng, chưa khai thác hết công suất đầu tư.

Để ổn định vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lâm sản

Diện tích vầu giống ươm trồng theo mô hình liên kết tại xã Tam Lư (Quan Sơn).

Trên địa bàn huyện Như Thanh có 4 cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản có năng lực khá. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất diễn ra thường xuyên. Điển hình như tại Công ty TNHH Xây dựng thương mại Thắng Phát, xã Hải Long, năm 2015, doanh nghiệp thuê 1 ha đất, đầu tư 15 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến lâm sản. Sản phẩm của nhà máy là gỗ nan thanh, gỗ băm dăm xuất khẩu. Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động đến nay, công ty thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Có thời điểm, lượng nguyên liệu thu mua được chỉ đạt khoảng 10% nhu cầu thực tế.

Đại diện Phòng Kinh tế hạ tầng, huyện Như Thanh, cho biết: Hiện các nhà máy trên địa bàn đều chưa xây dựng được các vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, do thiếu vốn đầu tư, người dân trên địa bàn vẫn khai thác keo non, khiến diện tích rừng trồng tuy lớn nhưng lượng sinh khối khai thác/ha còn thấp, khiến nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất càng thiếu thốn. Tuy đã có nhiều giải pháp tuyên truyền, phát triển rừng gỗ lớn để có thể đáp ứng yêu cầu số lượng và chất lượng cao hơn cho các nhà máy; đồng thời, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, nhưng diện tích chưa nhiều. Các doanh nghiệp phải đi thu mua thêm ở các địa phương lân cận vẫn không đủ để đáp ứng công suất nhà máy.

Tại huyện Lang Chánh, hiện trên địa bàn có 13 cơ sở đang sản xuất, chế biến lâm sản, các sản phẩm chủ yếu là vàng mã, tăm xiên, đũa ăn, dăm gỗ keo, gỗ xẻ, ván sàn. Các cơ sở sản xuất này đang tạo việc làm cho 300 - 350 lao động, với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn với công suất chế biến ước đạt từ 400 - 600m3/ngày, như: HTX chế biến lâm sản Lang Chánh, Công ty CP Lâm sản Lang Chánh, Công ty TNHH Sản xuất thương mại Tuấn Vinh. Năm 2015, Công ty CP Chế biến lâm sản Lang Chánh đã đầu tư 41 tỷ đồng xây dựng cơ sở chế biến tại cụm công nghiệp Bãi Bùi, thị trấn Lang Chánh. Dự kiến khi đi vào hoạt động, doanh thu hàng năm sẽ đạt khoảng 10 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 100 lao động. Tuy nhiên, hiện nguồn nguyên liệu chỉ đáp ứng được khoảng 35% công suất thiết kế của công ty.

Đây cũng là tình trạng chung của các nhà máy chế biến lâm sản tại nhiều địa phương khác. Thiếu nguyên liệu khiến việc “tranh giành”, “cát cứ” vùng nguyên liệu giữa các cơ sở chế biến thực tế đã diễn ra và việc bảo đảm đầu vào, việc làm cho người lao động tại các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh vẫn là bài toán khó.

Đại diện Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 130 cơ sở, doanh nghiệp tham gia hoạt động chế biến lâm sản. Tuy nhiên, sản lượng lâm sản khai thác mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu chế biến. Khó khăn hiện tại của các cơ sở chế biến lâm sản trong tỉnh phần lớn do lỏng lẻo trong khâu liên kết giữa các nhà máy và vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó là hạn chế về năng lực, công nghệ, chưa có nhiều nhà máy đầu tư chế biến sâu, khiến nguồn nguyên liệu lâm sản tuy dồi dào nhưng chưa được gia tăng cao về giá trị, khiến người dân chưa mặn mà gắn kết với nhà máy “đứng chân” tại địa bàn.

Để khắc phục khó khăn cho các nhà máy chế biến lâm sản đã đầu tư, trong quy hoạch mới, các ngành liên quan của tỉnh cần xem xét, đầu tư những nhà máy với tiềm năng nguyên liệu còn dồi dào như tre, luồng. Bên cạnh đó, bố trí cự ly các nhà máy trong vùng nguyên liệu với khoảng cách phù hợp. Hơn nữa, khuyến cáo các chủ đầu tư khi xây dựng nhà máy cần tính đến phương án liên kết với vùng nguyên liệu.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]