(Baothanhhoa.vn) - Việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) đang là hướng đi tất yếu hiện nay. Nắm bắt xu thế trên, các tổ chức, cá nhân trong tỉnh quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào NTTS làm tiền đề tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế thủy sản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để nuôi trồng thủy sản hiệu quả

Việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) đang là hướng đi tất yếu hiện nay. Nắm bắt xu thế trên, các tổ chức, cá nhân trong tỉnh quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào NTTS làm tiền đề tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế thủy sản.

Để nuôi trồng thủy sản hiệu quả

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao ở xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) cho hiệu quả kinh tế cao.

Dọc tuyến đê ven sông Cung qua địa bàn xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) có mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng khoa học công nghệ cao, bằng công nghệ biofloc trong bể kín theo tiêu chuẩn VietGAP. Qua tìm hiểu được biết, hai anh Cao Văn Long và anh Trương Văn Toàn đã đầu tư xây dựng 12 bể nuôi có diện tích từ 300 - 400m2/bể, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng hơn 5 tỷ đồng làm trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh theo công nghệ biofloc với quy trình hai giai đoạn trong nhà kín. Anh Cao Văn Long cho biết: Mô hình áp dụng quy trình nuôi tôm rất khắt khe, từ vệ sinh hệ thống nuôi, lọc và xử lý nước, nuôi cấy vi sinh tạo floc và ươm tôm trước khi thả nuôi. Sau khi tôm được 30 - 60 ngày tuổi, chuyển sang ao nuôi, lót bạt đáy trong nhà lưới mùa nắng và che bạt kín mùa đông; chất thải trong ao được xử lý hàng ngày. Mô hình nuôi này đầu tư thiết bị công nghệ cao, như: Máy nano oxygen cung cấp oxy cực nhanh, khử phèn và hóa chất độc hại trong ao, ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh, ổn định mật độ tảo khuê và tảo lục, phát triển vi sinh có lợi, giảm chỉ số PCR (hệ số chuyển đổi thức ăn). Với mô hình này mùa hè cho đến mùa đông người NTTS vẫn nuôi thả con giống. Thực tế qua 3 vụ nuôi tôm công nghiệp đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 – 2,5 lần so với nuôi thâm canh cải tiến. Có thể thấy, hiệu quả mô hình mang lại lợi nhuận cao, bền vững. Đây là lời giải mở hướng cho sản xuất NTTS bền vững, an toàn thực phẩm.

Tại xã Trí Nang (Lang Chánh) có trang trại nuôi cá hồi nước lạnh. Đây là trang trại được Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa chuyển giao công nghệ cho Công ty TNHH Hà Dương thực hiện thử nghiệm dự án nuôi cá hồi vân thành công, mở ra một hướng sản xuất mới cho NTTS ở miền núi. Hiện nay, công ty đang duy trì và phát triển nuôi trong 9 bể xi măng với đàn cá tầm có 7.000 con, cá hồi 2.600 con, cá trắng châu Âu 6.000 con. Đây là những loài cá đặc sản, được mua giống từ Sa Pa (Lào Cai) về nuôi. Ông Hà Khắc Sâm, Giám đốc Công ty TNHH Hà Dương, cho biết: Sau thời gian chuyển giao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi, các loài cá đặc sản này phát triển tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây. Các loại cá nuôi từ 8-9 tháng đạt trọng lượng khoảng 1,5-2 kg/con, giá bán cá tầm hơn 200.000 đồng/kg, cá hồi 400.000 đồng/kg, cá trắng châu Âu 400.000 đồng/kg. Trừ chi phí mỗi năm cho lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng và giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng. Do có nguồn nước sạch, luôn ở nhiệt độ thích hợp, được đầu tư ô bể, cùng các thiết bị chuyên dùng, chăm sóc đúng kỹ thuật, toàn bộ nguồn giống, thức ăn cho cá đều bảo đảm chuẩn an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên cá sinh trưởng tốt, mang lại giá trị kinh tế cao.

Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 260 ha sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh hiện đại, đầu tư hệ thống ao nuôi tạo thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao tại các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn... Ngoài ra, các địa phương còn xây dựng các mô hình nuôi trồng mới, như: Nuôi tôm hùm, cá giò ở khu vực biển Hòn Mê theo công nghệ cao của Na Uy, làm hoàn toàn bằng nhựa HDPE đặc chủng, có khả năng chống chịu với bão gió cấp 12. Tiếp nhận và làm chủ công nghệ điều khiển giới tính để sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực; công nghệ sản xuất giống tôm sú; công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cua xanh, cá lăng chấm, hàu Thái Bình Dương, ngao Bến Tre trong ao đất, cá bống bớp, cá dốc,... Đây là những hình thức NTTS mang lại hiệu quả kinh tế cao, thông qua các mô hình này sẽ góp phần phát triển các vùng NTTS thâm canh tập trung ứng dụng công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, quy trình sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]