(Baothanhhoa.vn) - Tổng diện tích gieo trồng hàng năm của tỉnh khoảng 415.000 ha, trong đó, diện tích gieo trồng lúa cả năm có khoảng gần 238.000 ha, với gần 80% dân số là nông dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để đồng ruộng không bị bỏ hoang

Để đồng ruộng không bị bỏ hoang

Cánh đồng vùng ngoại đê xã Tân Khang (Nông Cống) không được gieo trồng trong vụ thu mùa 2019.

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm của tỉnh khoảng 415.000 ha, trong đó, diện tích gieo trồng lúa cả năm có khoảng gần 238.000 ha, với gần 80% dân số là nông dân.

Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng nhiều nông dân không còn tha thiết với ruộng đồng, dẫn đến nhiều diện tích đất hai lúa không được gieo cấy, gây lãng phí đất trong sản xuất.

Tại thôn Lai Thịnh, xã Tân Khang (Nông Cống), chúng tôi chứng kiến cả cánh đồng mênh mông, màu mỡ không được gieo cấy trong vụ thu mùa. Người dân nơi đây cho biết, tình trạng này đã diễn ra hàng chục năm nay. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm ở vùng ngoại đê, nên thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa bão, do đó có sản xuất thì cũng không ăn chắc hoặc năng suất thấp, nên người dân không mặn mà với việc sản xuất. Ông Cao Bá Trịnh, Chủ tịch UBND xã Tân Khang, huyện Nông Cống, cho biết: Không chỉ thôn Lai Thịnh mà toàn xã có tới 150/390 ha đất trồng lúa không được gieo cấy trong vụ thu mùa.

Nông Cống là huyện trọng điểm của tỉnh về sản xuất nông nghiệp; tuy nhiên, đất trồng lúa không được gieo trồng trong năm 2019, với tổng diện tích 493 ha. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nông Cống, diện tích lúa không được gieo trồng trên địa bàn huyện nói trên chủ yếu tập trung vào vụ thu mùa. Bởi, hầu hết diện tích này đều tập trung ở vùng ngoại đê, khó khăn về nguồn nước tưới thời điểm đầu vụ, lại thường xuyên bị ngập lụt vào cuối vụ, hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó, do nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang làm các nghề khác như may mặc, giầy da, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng... nên thiếu lao động sản xuất nông nghiệp.

Để khắc phục tình trạng người dân bỏ ruộng, UBND huyện Nông Cống đã xây dựng bộ giống lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng, né tránh được mưa lũ cuối vụ để chỉ đạo, hướng dẫn người dân gieo cấy, hạn chế thiệt hại cuối vụ thu mùa do mưa, lũ gây ra. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi cây trồng đối với diện tích trồng lúa không ăn chắc, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa. Huyện cũng đã ban hành chương trình hành động, kế hoạch thực hiện tích tụ, thuê đất tập trung sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, theo hướng công nghiệp, để từ đó các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện đến toàn thể nhân dân trên địa bàn.

Ở huyện Tĩnh Gia, những năm gần đây tình trạng người dân bỏ ruộng ngày càng gia tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2019, trên địa bàn huyện có hơn 972 ha đất sản xuất nông nghiệp không được gieo trồng. Trong đó, đất lúa 695,7 ha, đất hoa màu 276,5 ha. Để khắc phục diện tích đất nông nghiệp không được gieo trồng, huyện Tĩnh Gia đang tập trung rà soát lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các vùng thường xuyên chịu rủi ro về thiên tai, từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng quỹ đất hợp lý. Đồng thời, tuyên truyền, vận động các hộ dân không có khả năng sản xuất nông nghiệp hoặc không có nhu cầu đất sản xuất thực hiện chuyển nhượng, cho thuê đất để chuyển sang ngành nghề khác.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ tính riêng trong năm 2019, toàn tỉnh có 5.030 ha không gieo trồng. Trong đó, vụ đông xuân có 710 ha, vụ thu mùa 4.320 ha. Diện tích này tập trung tại các huyện, như: Đông Sơn, Nông Cống, Quảng Xương, Nga Sơn, Yên Định, Thiệu Hóa, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, TP Thanh Hóa... Nguyên nhân chính của tình trạng này được xác định là do nhiều diện tích nằm trong vùng sâu trũng thường hay bị ngập lụt vào vụ thu mùa nên nông dân không canh tác. Do nhiều lao động chuyển sang làm công nhân nên thiếu lao động. Một số diện tích sản xuất nông nghiệp được quy hoạch làm dự án, nên không gieo trồng.

Để khắc phục tình trạng người dân bỏ ruộng, ngành nông nghiệp đang cùng với chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện chủ trương, định hướng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quản lý sử dụng đất. Rà soát lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, tích tụ đất đai tạo điều kiện sản xuất tập trung, quy mô lớn. Tiếp tục đầu tư nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đối với những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Đồng thời, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]