Theo số liệu thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, đến trung tuần tháng 2-2020, toàn tỉnh có tổng đàn lợn 955.383 con, đàn gia cầm hơn 23 triệu con.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để công tác quản lý giống vật nuôi phát huy hiệu quả

Theo số liệu thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, đến trung tuần tháng 2-2020, toàn tỉnh có tổng đàn lợn 955.383 con, đàn gia cầm hơn 23 triệu con.

Để công tác quản lý giống vật nuôi phát huy hiệu quả

Khu nuôi úm giống gia cầm của Công ty CP Dịch vụ nông nghiệp Happy Farm Việt Nam, xã Xuân Hồng (Thọ Xuân).

Để duy trì, phát triển tổng đàn vật nuôi, mỗi năm, trên địa bàn tỉnh cần khoảng 7,2 triệu con giống gia cầm, gần 300.000 con giống lợn từ các cơ sở sản xuất giống để đưa vào nuôi gối đàn. Tuy nhiên, với 8 cơ sở nuôi giữ đàn gia cầm giống gốc, lợn nái ông, bà, bố mẹ hiện nay thì có tới 90% lượng giống gia cầm và 80% lượng giống lợn phải nhập từ các tỉnh ngoài.

Việc số lượng giống con nuôi lớn trên địa bàn tỉnh đa phần được nhập từ tỉnh ngoài, trong khi chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh còn chiếm tỷ lệ lớn. Hiện toàn tỉnh có 70.329 hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, với số con nuôi chiếm 79,8% tổng đàn; gia cầm có 519.909 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng con chiếm 85,5% tổng đàn nuôi của tỉnh. Đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ này đều nhập nguồn giống từ tỉnh ngoài về thông qua việc vận chuyển bằng xe ô tô khách, xe ô tô tải chở hàng... khiến công tác kiểm soát, quản lý về chất lượng, dịch bệnh trên con giống của lực lượng chức năng, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn.

Lượng con giống được nhập từ tỉnh ngoài về các hộ chăn nuôi trên nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau, thiếu sự kiểm soát đang được xem là một trong những nguyên nhân gây nên dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Đơn cử như dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra trên địa bàn tỉnh từ đầu tháng 2-2020, tại các địa phương đều xuất phát từ các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ. Nhận định từ các ổ dịch phát sinh ban đầu cho thấy, nguyên nhân phát sinh là do các hộ chăn nuôi mua giống từ các cơ sở cung ứng con giống tại huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội thông qua điện thoại và vận chuyển qua xe ô tô khách hoặc mua từ những người bán gia cầm trôi nổi không có xuất xứ nguồn gốc, không qua kiểm dịch và đến thời điểm xảy ra dịch đàn gia cầm được nhập giống về vẫn chưa tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm. Ngoài ra, một số dịch bệnh khác thường xuyên xảy ra trên đàn vật nuôi, như: Cúm gia cầm A/H5N1, dịch tả lợn, tụ huyết trùng... cũng được xác định có một phần nguyên nhân là nguồn gốc giống không bảo đảm, giống không được kiểm dịch, tiêm phòng đầy đủ trước khi được chuyển đến các hộ chăn nuôi.

Trước tình hình đó, để kiểm soát, quản lý nguồn giống vật nuôi nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi, thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã tham mưu thực hiện tốt công tác quản lý giống vật nuôi. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật ra, vào địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, như: Buôn bán, vận chuyển không có hồ sơ kiểm dịch vận chuyển hoặc có nhưng không hợp lệ, vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đúng quy định. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn cấp huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý Nhà nước về nguồn giống vật nuôi. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đúng, đủ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo quy định.

Về phía chính quyền các địa phương cũng đang tích cực tuyên truyền, phổ biến, khuyến cáo và hướng dẫn người dân lựa chọn các loại giống vật nuôi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không mua các loại giống vật nuôi trôi nổi trên thị trường; đồng thời, cung cấp danh sách các cơ sở kinh doanh giống vật nuôi đủ điều kiện, có chất lượng để người dân lựa chọn. Bên cạnh đó, tổ chức cho các hộ kinh doanh giống vật nuôi thực hiện ký cam kết không mua bán, vận chuyển con giống mắc bệnh, con giống từ vùng có dịch, không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Ông Mai Thế Sang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, cho rằng: Trong bối cảnh dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp như hiện nay, công tác quản lý giống có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh. Vì vậy, để công tác quản lý giống vật nuôi phát huy hiệu quả, trước mắt các địa phương cần thực hiện tốt việc tổ chức, giám sát cho người dân kê khai khi thực hiện tái đàn, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của con giống khi được nhập về nuôi. Về lâu dài, cần quan tâm đến việc đầu tư phát triển các cơ sở lưu giữ giống gốc, sản xuất nguồn giống thương phẩm, chủ động được nguồn giống cung ứng nội tỉnh.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]