(Baothanhhoa.vn) - Những tháng đầu năm 2019, sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ sự đóng góp của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và sự tăng trưởng khá của các sản phẩm công nghiệp truyền thống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp

Dự án Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân đang được triển khai xây dựng.

Những tháng đầu năm 2019, sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ sự đóng góp của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và sự tăng trưởng khá của các sản phẩm công nghiệp truyền thống.

Tính đến hết tháng 7-2019, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt hơn 65.000 tỷ đồng. Tuy tăng trưởng tới 40,5% so với cùng kỳ, tuy nhiên con số này mới đạt 50,4% so với kế hoạch sản xuất công nghiệp năm 2019. Bên cạnh việc nỗ lực đôn đốc sản xuất đối với các nhà máy hiện đang hoạt động, ngành công thương đang tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ đầu tư xây dựng các dự án nhằm tăng sản lượng sản xuất công nghiệp trong những tháng cuối năm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 20 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp đang được triển khai xây dựng, trong đó có một số dự án lớn, như: Nhà máy Xi măng Đại Dương (đầu tư 4.247 tỷ đồng), Nhà máy giày Định Liên (đầu tư 457,5 tỷ đồng), Nhà máy giày Kim Việt (đầu tư 450 tỷ đồng), Nhà máy Điện mặt trời Ngọc Lặc (đầu tư 2.681 tỷ đồng); Nhà máy Chế biến gỗ Kim Liên, Ngọc Lặc (đầu tư 89 tỷ đồng)... Những tháng đầu năm 2019, tranh thủ tình hình thời tiết thuận lợi, các chủ đầu tư dự án công nghiệp đã tích cực triển khai công tác đầu tư xây dựng, thúc đẩy tiến độ hoàn thành các dự án vào cuối năm 2019.

Nhà máy Sản xuất tất và áo lót cao cấp Yên Định đóng trên địa bàn xã Định Liên (Yên Định) được chấp thuận chủ trương đầu tư 2 giai đoạn trên tổng diện tích gần 20 ha. Tháng 1-2019, nhà máy đã khởi công giai đoạn 1 trên diện tích 10 ha và tổng số vốn đầu tư 35 triệu USD. Đến nay, hệ thống nhà xưởng quy mô 3.000 công nhân của nhà máy đã xây dựng xong phần khung, mái và chuẩn bị đưa thiết bị máy móc vào lắp đặt. Đại diện Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Yên Định, chia sẻ: Thời gian qua, các sở, ban, ngành của tỉnh và chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Sau khi được chấp thuận chủ trương, hội đồng giải phóng mặt bằng huyện đã phối hợp với chủ đầu tư thực hiện công tác kiểm kê, áp giá bồi thường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mặt bằng sạch để triển khai dự án. Dự kiến tháng 11-2019, nhà máy sẽ đi vào hoạt động, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân khu vực xã Định Liên và các vùng lân cận, đồng thời, đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp của huyện.

Bên cạnh các dự án sản xuất được triển khai thuận lợi, một số dự án trên địa bàn tỉnh vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc và khó hoàn thành đúng kế hoạch đề ra như: Dự án Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân, Dự án Nhà máy Điện mặt trời Ngọc Lặc... Theo phê duyệt chủ trương đầu tư, Dự án Nhà máy Điện mặt trời Ngọc Lặc được xây dựng trên diện tích 161 ha. Chủ đầu tư của dự án là Công ty CP Đầu tư thương mại và Du lịch Hoàng Sơn. Giai đoạn 1 của dự án sẽ được triển khai xây dựng trên diện tích 9,4 ha với công suất phát điện 45MV. Đại diện Công ty CP Đầu tư thương mại và Du lịch Hoàng Sơn, chia sẻ: Theo tiến độ đã được phê duyệt, Nhà máy Điện mặt trời Ngọc Lặc sẽ hoàn thành và đi vào vận hành phát điện trong quý IV năm nay. Do được triển khai với những công nghệ mới nhất, sau khi hoàn thành hạ tầng nội bộ, công tác lắp đặt thiết bị sẽ hoàn thành trong 6 tháng. Tuy nhiên, dự án đang gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Theo đó, giai đoạn 1 của dự án ảnh hưởng đất sản xuất lâm nghiệp của 172 hộ dân. Công ty đã phối hợp với Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Ngọc Lặc tiến hành kiểm kê, bồi thường cho người dân ngay sau khi dự án được phê duyệt. Tuy nhiên đến nay, mới chỉ có 90/172 hộ dân đồng ý với giá phương án bồi thường. Các hộ dân còn lại vẫn chưa thống nhất được diện tích, ranh giới và mức giá bồi thường.

Đại diện Sở Công Thương, cho biết: Bên cạnh vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hiện một số chủ đầu tư đang gặp khó khăn do thiếu vốn đầu tư. Để bảo đảm kế hoạch sản xuất công nghiệp năm 2019, Sở Công Thương đang khuyến khích các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ khá ổn định tăng công suất, sản lượng tối đa; đồng thời, quan tâm đến đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất và khâu phân phối, phát triển thị trường. Theo quy luật, một số mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất cuối năm, như: Bia, phân bón, xi măng, vật liệu xây dựng... đều có xu hướng tăng trưởng cao, sẽ bù đắp sản lượng thiếu hụt của một số sản phẩm công nghiệp bị thiếu hụt. Với mục tiêu hoàn thành giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt 129.000 tỷ đồng, Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan sẽ tích cực bám sát các nhóm dự án đang triển khai đầu tư, chủ động nắm bắt, đề xuất tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các dự án vào vận hành theo đúng kế hoạch.

Bách Nguyên


Bách Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]