(Baothanhhoa.vn) - Sáng 18-12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị Tổng kết mía đường niêm vụ 2017-2018; giải pháp thu mua, chế biến ép 2018-2019 và định hướng kế hoạch sản xuất vụ 2019-2020. Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển mía nguyên liệu

Sáng 18-12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị Tổng kết mía đường niêm vụ 2017-2018; giải pháp thu mua, chế biến ép 2018-2019 và định hướng kế hoạch sản xuất vụ 2019-2020. Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển mía nguyên liệu

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Niên vụ 2017-2018, sản xuất mía nguyên liệu gặp khó khăn do thời tiết, giá đường tụt giảm mạnh. Trong điều kiện đó, các công ty mía đường và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp về ổn định diện tích, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành trong sản xuất. Tuy nhiên, bình quân tổng doanh thu trong sản xuất mía đạt 62,2 triệu đồng/ha, lợi nhuận chỉ đạt hơn 20 triệu đồng/ha/vụ.

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển mía nguyên liệu

Cán bộ Công ty CP mía đường Lam Sơn hướng dẫn nông dân áp dụng các biện phát thâm canh mía nguyên liệu.

Bước vào niên vụ 2018-2019, tổng diện tích mía nguyên liệu của toàn tỉnh đạt 24.762 ha, đạt 89% kế hoạch, năng suất dự kiến đạt 60,4 tấn/ha, tổng sản lượng đạt hơn 1,5 triệu tấn. Hiện nay, các nhà máy đường đang bắt đầu bước vào vụ ép 2018-2019, với sản lượng đường dự kiến đạt khoảng 150 nghìn tấn. Trong đó, tiêu thụ trong tỉnh chỉ đạt khoảng khoảng 51 nghìn tấn, lượng đường còn lại tiêu thụ ở các tỉnh ngoài, trong khi đường dư thừa và đang chịu áp lực từ đường nhập khẩu, sẽ gây khó khăn lớn cho các nhà máy đường trong việc tiêu thụ và nguồn kinh phí để chi trả tiền bán mía cho nhân dân. Qua phân tích tình hình thực tế và tổng hợp giá bán đường bình quân chung của các nhà máy đường, thì giá thu mua mía hiện nay tương ứng từ 750 nghìn đồng/tấn đến 850 nghìn đồng/tấn. Với mức giá thu mua này thì lợi nhuận chỉ đạt từ 2,3 đến 8,3 triệu đồng/ha/vụ. Với mức lợi nhuận thấp hơn nhiều so với những cây trồng khác, thì nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của ngành mía đường trên địa bàn tỉnh cho những năm tiếp theo.

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển mía nguyên liệu

Diện tích mía nguyên liệu cho năng suất cao nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh.

Trước tình hình trên, để duy trì ổn định sự phát triển của ngành mía đường trong các niên vụ tiếp theo, theo ngành nông nghiệp và các đại biểu tham dự hội nghị, các công ty mía đường cần tính toán, cân đối để có mức giá thu mua phù hợp, minh bạch; phương thức thu mua, thanh toán nhanh gọn, kịp thời. Đối với diện tích trồng mía tập trung, có thời gian thu hoạch dài, cần có cơ chế ứng trước, quyết toán sau để các chủ hộ có kinh phí tái đầu tư sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu; sử dụng các loại phụ phẩm một cách có hiệu quả, như: làm phân bón hữu cơ vi sinh, làm nguyên liệu sản xuất điện, chế biến cồn… để nâng cao hiệu quả sản xuất đường, bù đắp lợi nhuận do chi phí sản xuất; đẩy mạnh áp dựng cơ giới hóa, cải tạo đất…

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển mía nguyên liệu

Diện tích mía nguyên liệu được áp dụng cơ giới hóa vào khâu chăm sóc tại xã Thọ Lâm (Thọ Xuân).

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ghi nhận sự nỗ lực của ngành nghiệp, chính quyền các địa phương và các nhà máy đường trong việc nỗ lực thực hiện các giải pháp phát triển ngành mía đường trên địa bàn tỉnh. Đồng chí cũng chỉ rõ những hạn chế, tồn tại lớn nhất trong phát triển mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh hiện nay là năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu đạt thấp. Do vậy, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các địa phương trước mắt phối hợp chặt chẽ các công ty xây dựng kế hoạch thu hoạch, thu mua mía cho niên vụ 2018-2019, tránh tình trạng vận chuyển không kịp thời. Đề nghị các công ty tính toán, cân đối thu mua mía nguyên liệu cho bà con nông dân theo đề xuất của liên ngành, bảo đảm quyền lợi cho bà con nông dân; đồng thời, đề nghị các công ty thanh toán nhanh tiền thu mua mía cho bà con nông dân.

Đối với định hướng kế hoạch sản xuất vụ ép 2019-2020, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các công ty xây dựng phương án sản xuất cụ thể dựa trên cơ sở dự báo tình hình về sản phẩm đường, kế hoạch sản xuất các sản phẩm sau đường, trong đó, chú trọng thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế cho diện tích trồng mía. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả trong sản xuất mía nguyên liệu, kiên quyết chuyển đổi diện tích có độ cao từ 15 độ trở lên hiện đang trồng mía sang trồng các cây trồng khác; đồng thời chuyển đổi một số diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mía có điều kiện thâm canh. Đẩy mạnh thực hiện áp dụng các biện pháp thâm canh mía thông qua xác định được bộ giống mía thâm canh, biện pháp kỹ thuật đối với diện tích mía lưu gốc và diện tích trồng mới và mở rộng diện tích mía có tưới. Củng cố hình thức tổ chức sản xuất đối với cây mía, bảo đảm an ninh trong chông tác thu mua, vận chuyển; thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển mía nguyên liệu.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]