(Baothanhhoa.vn) - Liên kết sản xuất được coi là một trong những giải pháp quan trọng giúp người dân có thu nhập ổn định, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao. Xác định được điều này, những năm gần đây, các địa phương luôn quan tâm, khuyến khích nông dân và các HTX hợp tác với doanh nghiệp nhằm xây dựng, phát triển những mô hình liên kết trong sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất được coi là một trong những giải pháp quan trọng giúp người dân có thu nhập ổn định, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao. Xác định được điều này, những năm gần đây, các địa phương luôn quan tâm, khuyến khích nông dân và các HTX hợp tác với doanh nghiệp nhằm xây dựng, phát triển những mô hình liên kết trong sản xuất.

Mô hình trồng cải bó xôi liên kết với Công ty CP Nông sản xuất khẩu Đồng Giao của HTX dịch vụ nông nghiệp xã Nga Trường (Nga Sơn).

Ông Mai Văn Công, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nga Sơn, cho biết: Là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp, tuy nhiên, thời gian qua, nhiều mô hình sản xuất trên địa bàn vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm làm ra chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, vì vậy người dân chưa chú trọng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn. Trước thực trạng trên, phòng đã định hướng phát triển sản xuất gắn với tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cho hiệu quả kinh tế cao. Thực tế cho thấy, việc liên kết sản xuất đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 20 đến 30% so với sản xuất thông thường và góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân.

Xã Nga Trường là một trong những địa phương đi đầu thực hiện liên doanh, liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế sản xuất ở địa phương đã khẳng định: Liên kết chính là chất kết dính để thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn đã hình thành được các mô hình liên kết với nông dân; nông dân liên kết với doanh nghiệp thông qua HTX. Về động lực dẫn đến liên kết, theo chia sẻ của bà Bùi Thị Khánh, thôn Hợp Long 1: Sản xuất cánh đồng mẫu lớn, trong tổ hợp tác, nông dân giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất do tất cả đều được cơ giới hóa. Không chỉ vậy, nông dân cũng được nâng cao trình độ sản xuất thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất... Từ đó sự gắn kết giữa nông dân với nông dân ngày càng bền chặt, đây là những kinh nghiệm quý báu mà trước kia sản xuất đơn lẻ chưa làm hiệu quả. Mô hình nông dân liên kết với nông dân tại xã Nga Trường được áp dụng vào quá trình xây dựng cánh đồng lúa mẫu lớn, nhờ đó năng suất lúa tăng cao, nếu năm 2012 đạt 48 tạ/ha thì từ năm 2014 đến nay đạt 55 tạ/ha/năm. Tuy nhiên, trong mối liên kết nông dân với nông dân chỉ là mô hình ban đầu nhằm thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Còn để tăng năng suất, giá trị cho sản xuất nông nghiệp thì phải xây dựng một mối quan hệ khác nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hình thành tư duy sản xuất hàng hóa trong nhân dân. Ông Bùi Xuân Hồng, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Nga Trường, khẳng định: Mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp ở địa phương hình thành từ năm 2010, khi đó có một số hộ sản xuất liên kết ngang với hộ kinh doanh để tiêu thụ nông sản như lạc, ngô, thịt gia súc, gia cầm... Song, với những hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ thì việc thu mua chỉ mang tính thời vụ, thiếu sự ổn định mà không có các yếu tố để liên kết với nông dân về chất lượng, cung ứng và chia sẻ rủi ro. Do vậy, xây dựng cánh đồng lớn, nông dân chỉ nên liên kết với những doanh nghiệp có khả năng chế biến sâu, bán sản phẩm trực tiếp, có thương hiệu đến người tiêu dùng thông qua các hệ thống phân phối trong và ngoài nước; hoặc liên kết với những doanh nghiệp chứng minh được họ đã liên kết, là một phần hữu cơ của một chuỗi hàng hóa nào đó trong các khía cạnh về chất lượng, thương hiệu, rủi ro. Nhờ tư duy đó, từ năm 2014 đến nay, HTX dịch vụ nông nghiệp Nga Trường đã liên kết với các doanh nghiệp, như: Công ty CP Quốc tế An Việt, Công ty TNHH Orion Việt Nam, Công ty CP Nông sản xuất khẩu Đồng Giao... để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho khoai tây, cải bó xôi, cải chân vịt, lúa giống... cho người dân, với tổng diện tích ước đạt hơn 500 ha. Nông dân trở thành chủ thể trên những cánh đồng mẫu lớn và HTX chính là cầu nối về tính pháp lý, tạo liên kết giữa nông dân với nhau, với các doanh nghiệp và giúp người dân làm quen với mô hình liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông). Từ đó hình thành chuỗi liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, hướng đến sản phẩm nông nghiệp sạch, có thương hiệu...

Thực tế hiện nay cho thấy mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - HTX - hộ nông dân vẫn được xem là ưu việt nhất trong việc tổ chức sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, bởi quá trình sản xuất được cơ giới hóa, áp dụng khoa học – kỹ thuật tiên tiến; công tác bảo quản, sơ chế được quan tâm, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Tuy nhiên, cần có sự hỗ trợ cho các HTX về kiến thức quản lý, cũng như kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp liên kết cùng với các HTX, hộ nông dân để tổ chức sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Việc củng cố, xây dựng và phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp thông qua mô hình này cũng góp phần quan trọng thực hiện đề án phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015-2020, theo Quyết định số 4752/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Từ đó, vai trò của các tổ chức, như HTX, tổ hợp tác được nâng lên, thật sự là người đại diện, người bảo hộ cho nông dân tham gia chuỗi liên kết có việc làm ổn định, thu nhập tăng cho các thành viên. Đây cũng là định hướng lâu dài cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách hiệu quả.


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]