(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hoá là tỉnh có địa hình tương đối đa dạng với cơ cấu thành ba khu vực riêng biệt là vùng đồng bằng, ven biển và miền núi có vùng cao - biên giới. Vùng đồng bằng bao gồm các huyện, thành phố: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thành phố Thanh Hoá và Thị xã Bỉm Sơn, dân số toàn vùng là 1.600.711 người, chiếm 50,4% của tỉnh. Đây là địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, có tiền đề tốt cho việc liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân trong chế biến, tiêu thụ nông sản phát triển.

Đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trong chế biến, tiêu thụ nông sản ở khu vực đồng bằng

Thanh Hoá là tỉnh có địa hình tương đối đa dạng với cơ cấu thành ba khu vực riêng biệt là vùng đồng bằng, ven biển và miền núi có vùng cao - biên giới. Vùng đồng bằng bao gồm các huyện, thành phố: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thành phố Thanh Hoá và Thị xã Bỉm Sơn, dân số toàn vùng là 1.600.711 người, chiếm 50,4% của tỉnh. Đây là địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, có tiền đề tốt cho việc liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân trong chế biến, tiêu thụ nông sản phát triển.

Đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trong chế biến, tiêu thụ nông sản ở khu vực đồng bằng

Công nhân Công ty CP Mía đường Lam Sơn chăm sóc cây trồng tại khu công nghệ cao.

Ban hành các cơ chế, chính sách làm đòn bẩy phát triển

Trong những năm qua, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã tập trung đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nói chung, liên kết kinh tế trong nông nghiệp nói riêng, như: Nghị quyết số 151/2015/NQ-HĐND, ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1527/QĐ-UBND, ngày 17/5/2002 về Phê quyệt dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1 phục vụ sản xuất đại trà tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2002-2006; Quyết định 270/2011/QĐ-UBND, ngày 21/01/2011 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định 618/2013/QĐ-UBND, ngày 19/02/2013 của UBND tỉnh về Ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất RAT tập trung tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013-2015; Quyết định 5637/2015/QĐ-UBND, ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về Ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020…

Ngoài ra, Thanh Hoá còn ban hành nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, liên kết với nông dân như: Quyết định 3431/2002/QĐ-UB, ngày 21/10/2002 của UBND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu; Quyết định 5637/2015/QĐ-UBND, ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về Ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 5643/2015/QĐ-UBND, ngày 31/12/2015 về Ban hành cơ chế chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020… Đặc biệt là các chính sách ưu đãi về tín dụng; thuế; đất đai; ưu đãi dành cho các nhà đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến nông sản, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các địa phương quản lý tốt quy hoạch, kế hoạch, không để nhân dân phát triển sản xuất một cách tự phát và thực hiện tốt các giải pháp đổi điền, dồn thửa, tích tụ ruộng đất. Qua đó, đã tạo môi trường, động lực thúc đẩy quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong chế biến, tiêu thụ nông sản ở các huyện đồng bằng tỉnh Thanh Hóa phát triển.

Hiệu quả từ việc liên kết

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, các hình thức liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trong chế biến, tiêu thụ nông sản trên địa bàn các huyện đồng bằng của tỉnh tương đối đa dạng, bao gồm: liên kết trực tiếp; liên kết thông qua khâu trung gian; liên kết 4 nhà, ngoài ra có các liên kết phi chính thức thông qua hợp đồng miệng. Hoạt động liên kết tập trung vào các lĩnh vực chế biến, tiêu thụ nông sản, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vật tư, phân bón, máy móc và chia sẻ thông tin. Nhờ đó, việc sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn các huyện vùng đồng bằng đã dần khắc phục tình trạng ép giá, cung ứng vật tư nông nghiệp kém chất lượng, góp phần thực hiện tốt các quy trình sản xuất tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.

Đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trong chế biến, tiêu thụ nông sản ở khu vực đồng bằng

Nông dân xã Phú Lộc (Hậu Lộc) chăm sóc cây trồng vụ đông. Ảnh: Xuân Hùng.

Qua khảo sát tại các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Hà Trung cho thấy nhiều hộ nông dân tham gia liên kết với diện tích lớn, trong đó tập trung chủ yếu vào cây ớt xuất khẩu, bí xanh, lúa giống, ngô ngọt, mía, sắn, khoai tây, dưa chuột,… Đa số các mô hình liên kết được lựa chọn đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân, lấy phát triển sản xuất là gốc để nâng cao giá trị sản xuất và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Một số mô hình liên kết đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, như: Mô hình trồng mía ở huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc; mô hình trồng hoa tại các xã Quảng Tâm(TP Thanh Hóa), Yên Trường (Yên Định); mô hình trồng ớt xuất khẩu tại các xã: Vĩnh Hưng (Vĩnh Lộc), Thọ Nguyên, Bắc Lương (Thọ Xuân), Định Bình (Yên Định); mô hình trồng ngô ngọt tại Vĩnh An (VĩnhLộc); mô hình trồng dưa chuột, bí xanh thuộc các huyện Thọ Xuân, Yên Định,…

Tỷ lệ sản lượng nông sản hộ nông dân bán cho doanh nghiệp đạt khoảng trên 80% sản lượng hợp đồng; tỷ lệ hộ nông dân hoàn thành cam kết bán sản lượng theo hợp đồng cho doanh nghiệp đạt trên 90%; tỷ lệ hộ nông dân hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đầu tư cho doanh nghiệp đạt gần 100%. Nông dân hài lòng với việc nhận được đầu tư như tiền vốn, giống, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật từ phía doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất và cũng khá hài lòng về chất lượng, mức độ phù hợp và giá vật tư, giống được doanh nghiệp cung cấp.

Hơn thế, doanh nghiệp đến tận nơi thu mua sản phẩm, vì vậy không chỉ giúp hộ nông dân giảm chi phí đầu tư, chi phí vận chuyển mà còn giảm được cho hộ nông dân nỗi lo nông sản làm ra không tiêu thụ được và giảm cho doanh nghiệp nỗi lo thiếu hụt nguyên liệu, từ đó đảm bảo tính ổn định, phát triển bền vững cho cả người sản xuất và doanh nghiệp. Độ hài lòng của hộ nông dân và doanh nghiệp khi thực hiện liên kết qua điều tra lên tới 84,5%.

Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, việc liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản với hộ nông dân còn đem lại hiệu quả xã hội góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, tạo thêm việc làm cho nông dân. Số lượng hợp tác xã thu hút vào chuỗi liên kết ngày càng nhiều. Liên kết hợp tác giữa hợp tác xã, hộ nông dân và doanh nghiệp được gắn bó, phát triển ổn định, bền vững; đời sống vật chất và tinh thần của hộ nông dân ngày một nâng cao. Điển hình như Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã thu hút được 12 hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết đem lại hiệu quả. Số lao động nông nghiệp có việc làm thông qua liên kết với doanh nghiệp đạt 10.000 lao động. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng nguyên liệu có liên kết: 5-10%. Mức tăng tỷ lệ đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây bình quân mỗi năm 50-70 tỷ đồng.

Ngoài ra, thông qua liên kết, hệ thống đường giao thông, kênh mương thủy lợi tại vùng liên kết được cải tạo và nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất. Chẳng hạn như ở huyện Yên Định, nhờ những mô hình liên kết đem lại hiệu quả nên tỉ lệ hộ nghèo trong vùng nguyên liệu có liên kết giảm từ 9,7% xuống còn 5,5%. Hệ thống đường giao thông, kênh mương thủy lợi tại vùng liên kết được cải tạo và nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất. Hiện nay, toàn huyện có 592 km đường trục chính nội đồng trong các vùng sản xuất, chiều rộng, nền đường cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, tỷ lệ đường được đầu tư bê tông hóa 197,09 km, còn lại là đường cấp phối đảm bảo nhu cầu đi lại và sản xuất của bà con nông dân. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Toàn huyện có 77 trạm bơm tưới; 06 trạm bơm tiêu và 892,27 km chiều dài kênh tưới nội đồng được kiên cố hóa. Như vậy, việc liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản với nông dân đã hợp tác cùng địa phương chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới.

Khắc phục nh ững hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trong chế biến, tiêu thụ nông sản trên địa bàn các huyện đồng bằng tỉnh Thanh Hoá vẫn còn những hạn chế. Qui mô, số lượng thực hiện liên kết kinh tế chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng sản xuất kinh doanh của cả doanh nghiệp và hộ nông dân. Việc liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng còn mờ nhạt và thiếu tính bền vững. Mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp và người nông dân còn lỏng lẻo, phần nào đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ nông sản sản xuất và tiêu thụ thông qua cơ chế liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp còn quá thấp. Nông dân chưa chú ý tới việc liên kết nhóm hộ mà vẫn sản xuất theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm nên chưa tạo được vùng sản xuất tập trung, dẫn đến sản xuất phân tán, chưa tuân thủ quy trình sản xuất, chưa tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng đáp ứng người tiêu dùng và chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp liên kết. Tình trạng vi phạm hợp đồng mua bán vẫn diễn ra, vẫn còn hiện tượng nông dân thấy lợi nhuận trước mắt đem bán sản phẩm ra ngoài khi giá cao, khiến doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ trung bình hộ nông dân không chịu bán sản lượng theo cam kết hợp đồng cho doanh nghiệp trong những ngành hàng đang hợp đồng là 15%. Song, khi giá thị trường xuống thấp thì nông dân lại đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải mua theo giá hợp đồng đã ký kết.

Đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trong chế biến, tiêu thụ nông sản ở khu vực đồng bằng

Trồng ớt vụ đông ở xã Thọ Vực (Triệu Sơn). Ảnh: Trần Hằng

Về phía doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, đa số tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng, nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp không thanh toán tiền đúng như đã cam kết với hộ nông dân. Một số doanh nghiệp cứng nhắc trong quá trình vận hành cơ chế thu mua sản phẩm của hộ nông dân nên khó có điểm chung trong phân chia lợi ích. Có những hợp đồng đã ký với hộ nông dân với giá từ niên vụ trước nhưng thực tế trên thị trường, giá đã tăng lên nhiều lần nhưng doanh nghiệp vẫn không chịu thỏa hiệp, kiên quyết áp giá cũ, khiến hộ nông dân bức xúc, phá hợp đồng, bán cho thương lái. Hiệu quả kinh tế - xã hội do liên kết kinh tế đem lại còn ít, liên kết chưa phát huy tốt vai trò tạo động lực mới cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; chưa giúp ích nhiều cho việc tạo chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị nông sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Số hợp tác xã tham gia vào chuỗi liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp còn rất hạn chế. Chỉ có một số hợp tác xã hoạt động hiệu quả, đứng ra đại diện cho nhân dân ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các công ty. Còn lại hầu hết các hợp tác xã còn hoạt động cầm chừng, không có hiệu quả.

M ột số kinh nghiệm bước đầu

Từ thực tế liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trong chế biến, tiêu thụ nông sản như đã nêu trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu đó là:

Th ứ nhất, chính quyền địa phương cần tập trung nâng cao nhận thức cho hộ nông dân, giúp hộ nông dân thấy được lợi ích lâu dài của việc liên kết với doanh nghiệp, thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của bản thân, từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình liên kết.

Th ứ hai, phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, vai trò tiền phong của cán bộ cơ sở, nhất là người đứng đầu từ xã đến thôn trong việc tổ chức cho hộ nông dân thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đã kí kết với doanh nghiệp, có biện pháp giám sát và xử lý đối với trường hợp vi phạm hợp đồng để bảo đảm lợi ích của các bên tham gia liên kết.

Th ứ ba, để quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân phát triển bền vững cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Điển hình như mô hình liên kết trồng mía ở huyện Thọ Xuân hay sản xuất lúa giống ở huyện Yên Định.

Th ứ tư, doanh nghiệp cần xây dựng hợp đồng cụ thể, chặt chẽ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia liên kết. Chú ý đến việc đảm bảo lợi ích cho hộ nông dân khi thị trường có biến động về giá cả. Có quy định trách nhiệm của trung gian liên kết trong việc đảm bảo việc thực hiện hợp đồng (nếu việc liên kết được thực hiện qua trung gian như hợp tác xã hay tổ hợp tác). Chú ý đến việc đảm bảo lợi ích cho hộ nông dân khi thị trường có biến động về giá cả, làm cơ sở để thu hút nông dân tham gia liên kết.

Th ứ năm, lựa chọn mặt hàng đặc sản có khả năng xây dựng thành thương hiệu mạnh, tạo sự chú ý, thu hút các nhà đầu tư về tính độc đáo của nông sản, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường; đồng thời lựa chọn doanh nghiệp có kinh nghiệm, uy tín trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu vào tham gia liên kết. Tổ chức cho hộ nông dân đi thăm nơi doanh nghiệp đang thu mua và chế biến, tiêu thụ nông sản để hộ nông dân thấy được thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, tạo niềm tin giữa hai bên.

Th ứ sáu, chính quyền địa phương phải đồng hành cùng doanh nghiệp, có biện pháp giúp doanh nghiệp bảo vệ vùng nguyên liệu có liên kết, tránh tình trạng hộ nông dân phá vỡ hợp đồng, bán nông sản cho thương lái vào các thời điểm giá nông sản trên thị trường tăng đột biến, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Th ứ bảy, tập trung xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, chỉ đạo hợp tác xã tham gia vào các chuỗi liên kết với vai trò là trung gian, cầu nối giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, giúp doanh nghiệp không phải thương lượng trực tiếp với hàng ngàn hộ nông dân quy mô nhỏ; đồng thời các hộ nông dân khi tham gia vào hợp tác xã tạo cũng tạo được sức mạnh lớn hơn khi liên kết với doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, ở đâu hợp tác xã làm tốt vai trò trung gian liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân thì ở đó quan hệ liên kết mang lại hiệu quả và mang tính bền chặt.

ThS. Dương Th ị Bảo Anh

Trư ởng Phòng Qu ản lý đào t ạo và nghiên c ứu khoa học

Trư ờng Chính tr ị tỉnh Thanh Hóa


ThS. Dương Thị Bảo Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]