(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 200 doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản. Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn có hơn 800 cơ sở và các làng nghề hoạt động trong lĩnh vực này, chủ yếu là sản xuất, chế biến đũa, mây tre đan các loại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh giám sát, xử lý vấn đề môi trường ở các cơ sở chế biến lâm sản

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 200 doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản. Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn có hơn 800 cơ sở và các làng nghề hoạt động trong lĩnh vực này, chủ yếu là sản xuất, chế biến đũa, mây tre đan các loại.

Đẩy mạnh giám sát, xử lý vấn đề môi trường ở các cơ sở chế biến lâm sản

Cần tăng cường giám sát tại các cơ sở sản xuất giấy, bột giấy do có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

Hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản đã thúc đẩy tiêu thụ, gia tăng giá trị hàng hóa lâm sản, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, nhất là người dân miền núi. Tuy nhiên, do còn thiếu vốn đầu tư, lúng túng trong lựa chọn công nghệ nên vấn đề ô nhiễm môi trường ở các cơ sở này vẫn chưa được khắc phục.

Theo thống kê, trong số hàng trăm cơ sở chế biến lâm sản có quy mô lớn, có khoảng 30 cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, hàng chục các cơ sở sản xuất đũa. Đây là những nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao do quá trình ngâm, ủ bột giấy do các cơ sở này thường sử dụng hóa chất và lượng nước khá lớn và do dư lượng hóa chất từ quá trình ngâm, tẩy trắng sản phẩm. Đa số các cơ sở này được phân bố dọc bờ sông Mã qua các huyện Quan Hóa, Bá Thước, khiến dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đã nhiều lần kiểm tra, xử phạt, tuy nhiên tình trạng tái diễn vi phạm vẫn còn tồn tại.

Khảo sát tại hai huyện Quan Hóa, Bá Thước, chúng tôi nhận thấy một thực trạng đáng lo ngại là phần lớn các cơ sở sản xuất tại địa bàn đã có thời gian hoạt động khá lâu, có cơ sở đã tồn tại 10 năm nhưng vẫn chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, mặc dù đã từng bị kiểm tra, xử phạt nhiều lần. Điển hình như trong năm 2018, Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra 13 cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn hai huyện Quan Hóa, Bá Thước đã phát hiện, xác định tới 11 cơ sở vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có 7 cơ sở tại huyện Quan Hóa. Các hành vi vi phạm được lực lượng chức năng xác định, như: Chưa đầu tư đầy đủ hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy định; xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép; không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa có hồ sơ, thủ tục về môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tại địa bàn huyện Bá Thước cũng có tới 4 cơ sở vi phạm. Các hành vi vi phạm là chưa có giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, chưa có giấy phép xả thải vào nguồn nước. Báo cáo giám sát môi trường của cơ sở sản xuất có một số nội dung thông tin không đúng với thực tế hoạt động, áp dụng sai quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với loại hình sản xuất. Có đơn vị còn tự ý thay đổi nhiều hạng mục, dây chuyền sản xuất mà không báo cáo với chính quyền địa phương.

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế biến lâm sản còn phức tạp là do chưa có sự đầu tư đồng bộ về công nghệ và các giải pháp xử lý nước thải. Đối với các cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, một số cơ sở tuy đã đầu tư, xây dựng công trình xử lý nước thải, nhưng thực tế không vận hành thường xuyên. Một số hệ thống, hạng mục đã xuống cấp, hiệu quả xử lý chưa cao, chất lượng nước thải sau xử lý còn nhiều chỉ tiêu vượt quy chuẩn.

Thực tế, trong thời gian qua, công tác xử lý môi trường tại các cơ sở chế biến lâm sản đã được các lực lượng chức năng và địa phương quan tâm. Tuy nhiên, sở dĩ tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn là do sự phối, kết hợp giữa các lực lượng chức năng với chính quyền địa phương còn chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc chỉ được thanh tra, kiểm tra tối đa không quá 3 lần/năm đối với các doanh nghiệp cũng đã tạo ra kẽ hở để nhiều cơ sở, doanh nghiệp thực hiện các hành vi vi phạm của mình và “qua mặt” cơ quan chức năng. Ở góc độ vai trò quản lý Nhà nước, chính quyền các địa phương vẫn còn tình trạng “cả nể” và khá lúng túng, thiếu cán bộ chuyên trách, không có thiết bị đo đạc, xác định vi phạm trong lĩnh vực này. Quan trọng hơn, ý thức và trách nhiệm của một số chủ cơ sở sản xuất đối với công tác bảo vệ môi trường chưa cao. Một số cơ sở không đầu tư công trình xử lý nước thải. Nghiêm trọng hơn, vẫn còn tồn tại cơ sở sản xuất xả trộm nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây bức xúc trong nhân dân.

Để khắc phục triệt để vấn đề này, các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chế biến lâm sản. Trong đó, chú trọng công tác khắc phục của các cơ sở sau xử lý vi phạm. Các doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng nghiên cứu, tìm kiếm, ứng dụng những công nghệ mới trong sản xuất, nhất là lĩnh vực giấy, bột giấy. Trong tương lai gần, cần thu hút các cơ sở sản xuất này vào sản xuất tập trung tại các cụm công nghiệp được đầu tư hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. Đây cũng là giải pháp để các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này yên tâm phát triển sản xuất.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]