(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế đã có những chuyển biến mang tính bứt phá đối với tỉnh ta. Không chỉ ấn tượng ở lĩnh vực xuất khẩu (XK), năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh trên “sân nhà” cũng đã được nâng lên rõ rệt. Thu hút đầu tư đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa để các DN trong tỉnh tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định vị thế trên thương trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế

Những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế đã có những chuyển biến mang tính bứt phá đối với tỉnh ta. Không chỉ ấn tượng ở lĩnh vực xuất khẩu (XK), năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh trên “sân nhà” cũng đã được nâng lên rõ rệt. Thu hút đầu tư đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa để các DN trong tỉnh tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định vị thế trên thương trường.

Đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ là nền tảng nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong ảnh: Thu hoạch cà chua tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn.

Ngày 10-1-2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động số 04/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5-11-2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Thực hiện kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã thực thi nhiều giải pháp thiết thực, như: Tập trung tổ chức tuyên truyền, triển khai các nghị quyết của Đảng về hội nhập quốc tế, tác động thực thi cam kết gia nhập WTO, cam kết thực hiện FTA, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, rào cản thương mại của các nước trong tổ chức WTO, các công ước quốc tế Việt Nam tham gia và các văn bản pháp luật đã ban hành, như: Luật Hải quan, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Giao dịch điện tử, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại... đến đông đảo các DN và cán bộ quản lý trên địa bàn, thực hiện quảng bá hình ảnh của Thanh Hóa ra trường quốc tế.

Theo đánh giá của Sở Công Thương - cơ quan thường trực Ban hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về hội nhập và các quy định của pháp luật đã được quan tâm thực hiện thường xuyên, đồng bộ. Bên cạnh đó, cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu về môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa. Các văn bản quy phạm pháp luật được rà soát nhằm loại bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp với các cam kết quốc tế, góp phần tăng cường thu hút đầu tư. Tỉnh ta cũng xây dựng và hoàn thiện nhiều chính sách khuyến khích phát triển trên các lĩnh vực, quy hoạch phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tạo đà cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Hoạt động xuất nhập khẩu được coi trọng. Công tác đổi mới và phát triển DN, khoa học công nghệ, điện tử viễn thông và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của các DN được quan tâm sâu sắc, chỉ đạo quyết liệt và được sự hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân...

Nhờ những giải pháp trên, tính đến năm 2018, toàn tỉnh có 137 DN tham gia xuất khẩu (XK) ổn định đến 43 thị trường. Tỷ lệ hàng hóa XK sang các thị trường có FTA chiếm 76,5%. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ XK năm 2018 tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và đạt 2.894 triệu USD, trong đó, XK chính ngạch ngày càng khẳng định được vị thế, đánh dấu sự chuyên nghiệp trong hoạt động của các DN sản xuất hàng hóa XK trong tỉnh. Năm 2019, tỉnh ta đặt ra mục tiêu XK đạt 3.000 triệu USD. Bằng những giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy sản xuất ngay từ đầu năm, dự ước 2 tháng năm 2019, các DN trong tỉnh XK được 569,704 triệu USD hàng hóa, bằng 19% so với kế hoạch năm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là: Nhận thức về vị trí, vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế ở một số ngành, địa phương chưa sâu. Hiệu quả triển khai một số thỏa thuận hợp tác kinh tế quốc tế đã ký kết chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế và mong muốn của các bên. Kinh phí cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng và các hoạt động về hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu. Môi trường đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, miền núi và các lĩnh vực văn hóa - xã hội chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như các DN và sản phẩm trong tỉnh còn hạn chế. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phát triển thiếu bền vững; chất lượng nông sản, an toàn thực phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế. Phần lớn sản phẩm chưa có thương hiệu, chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, thiếu sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Các loại hình dịch vụ cao cấp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao phát triển chưa mạnh. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn...

Để đáp ứng được yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Ban hội nhập kinh tế quốc tế cho biết sẽ triển khai công tác hỗ trợ đi vào chiều sâu để vừa phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa đáp ứng được tình hình thực tế của DN. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các nội dung và chính sách của Chính phủ và của tỉnh về hội nhập kinh tế trên địa bàn tỉnh đến các DN và tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, truyền thống, lịch sử, văn hóa và con người xứ Thanh đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài, cùng có lợi giữa tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế nhằm phát huy vai trò hội nhập kinh tế thông qua các hoạt động đối ngoại, giao lưu, hợp tác quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã đề ra. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, xóa bỏ những quy định không phù hợp với các cam kết quốc tế, bảo đảm thích ứng với những thay đổi trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập. Có chính sách thúc đẩy tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong tất cả các ngành kinh tế của tỉnh thông qua nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ hiện đại, đổi mới sản phẩm. Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh cũng như việc nắm bắt các cơ hội mà hội nhập quốc tế có thể mang lại. Các DN cũng cần tích cực, chủ động cập nhật kiến thức pháp luật, cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật, chất lượng để có thể đối mặt với những thách thức về rào cản kỹ thuật trong thương mại trong tiến trình hội nhập.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]