(Baothanhhoa.vn) - Sáng 13- 12, tại hội trường UBND xã Thiệu Thịnh (Thiệu Hóa), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thiệu Hóa tổ chức Hội thảo đầu bờ, đánh giá hiệu quả Dự án khuyến nông Quốc gia về “Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda J.E Smith gây hại trên cây ngô tại một số tỉnh phía Bắc”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đánh giá hiệu quả về phòng trừ tổng hợp sâu keo mùa thu hại cây ngô vụ đông năm 2019

Sáng 13- 12, tại hội trường UBND xã Thiệu Thịnh (Thiệu Hóa), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thiệu Hóa tổ chức Hội thảo đầu bờ, đánh giá hiệu quả Dự án khuyến nông Quốc gia về “Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda J.E Smith gây hại trên cây ngô tại một số tỉnh phía Bắc”.

Đánh giá hiệu quả về phòng trừ tổng hợp sâu keo mùa thu hại cây ngô vụ đông năm 2019

Đại diện lãnh đão xã Thiệu Thịnh đánh giá kết quả thực hiện mô hình.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông tỉnh, huyện Thiệu Hóa và 19 hộ nông dân tham gia mô hình.

Mô hình phòng trừ tổng hợp sâu keo mùa thu hại ngô được sự chỉ đạo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Bắc xây dựng tại xã Thiệu Thịnh trong vụ đông 2019 thu hút sự tham gia của 19 hộ dân, với tổng diện tích 20 ha. Trong mô hình, sử dụng các loại giống có khả năng chống chịu với sâu keo mùa thu, như: Vino 688, B265,... Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, như: Sử dụng bả chua ngọt, bẫy Feromol để thu bắt sâu trưởng thành, giảm áp lực trên ruộng đồng....

Đánh giá hiệu quả về phòng trừ tổng hợp sâu keo mùa thu hại cây ngô vụ đông năm 2019

Đoàn đại biểu tham quan, đánh giá sơ bộ năng suất, chất lượng ngô

Các đại biểu được tham quan trực tiếp ngoài đồng ruộng, đánh giá sơ bộ năng suất, chất lượng ngô khi áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu. Theo đó, diện tích thử nghiệm đã giảm thiểu được thiệt hại do sâu keo mùa thu gây ra. Đồng thời, thu nhập của người dân tăng từ 10% trở lên so với sản xuất đại trà, truyền thống; hạn chế dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường, hướng tới sản xuất an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Từ hiệu quả kinh tế đạt được, các đơn vị thực hiện mô hình đề nghị tiếp tục xây dựng mô hình ở một số vùng trọng điểm trồng ngô của tỉnh.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]