(Baothanhhoa.vn) - Chỉ thị 11/CT-TTg (Chỉ thị số 11) của Chính phủ ra đời, cùng các giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh đang được các DN chờ đợi. Với các chính sách về tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, tạm dừng đóng các khoản phí, quỹ bảo hiểm sẽ phần nào giúp DN duy trì sản xuất, giảm bớt thiệt hại và khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cùng vào cuộc, đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Cùng vào cuộc, đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Công nhân Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (KCN Lễ Môn) trong ca sản xuất. Ảnh: Minh Hằng

Chỉ thị 11/CT-TTg (Chỉ thị số 11) của Chính phủ ra đời, cùng các giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh đang được các DN chờ đợi. Với các chính sách về tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, tạm dừng đóng các khoản phí, quỹ bảo hiểm sẽ phần nào giúp DN duy trì sản xuất, giảm bớt thiệt hại và khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

“Cơn bão” COVID-19 đang gây nên những tác động nặng nề lên nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp (DN) ở nhiều ngành nghề khác nhau bị thu hẹp quy mô hoạt động, sụt giảm doanh thu, thậm chí đóng băng giao dịch. Tái cơ cấu ngành nghề, bộ máy tổ chức, đa dạng hóa thị trường là những giải pháp đang được các đơn vị sản xuất nỗ lực thực hiện. Các cấp, các ngành trong tỉnh cũng đang tích cực triển khai phương án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, giúp DN, hộ kinh doanh khắc phục khó khăn.

Đại diện Hiệp hội DN tỉnh, chia sẻ: Khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư đã đến với các DN trong tỉnh ngay từ đầu mùa dịch, khi thị trường xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nặng nề. Đến nay, dịch bệnh COVID-19 đã tác động mạnh mẽ và toàn diện lên hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Không chỉ là vấn đề doanh thu, lợi nhuận, “gánh nặng” về bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động khiến không ít các DN đang phải “đau đầu”. Chỉ thị 11/CT-TTg (Chỉ thị số 11) của Chính phủ ra đời, cùng các giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh đang được các DN chờ đợi. Với các chính sách về tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, tạm dừng đóng các khoản phí, quỹ bảo hiểm sẽ phần nào giúp DN duy trì sản xuất, giảm bớt thiệt hại và khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

Cùng vào cuộc, đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Kiểm kê hàng tại kho phân bón - Công ty liên doanh phân bón Hữu Nghị, TP Thanh Hóa.

Nguồn vốn tín dụng được “tung” ra trong bối cảnh này đang được các DN, các hộ kinh doanh chịu tác động của dịch bệnh thực sự kỳ vọng, đặc biệt là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng. Thực hiện Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa đã ban hành các nội dung chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COViD-19.

Ông Nguyễn Thanh An, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa đã chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống nghiêm túc triển khai giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, chủ động nắm bắt tình hình của từng khách hàng để đề xuất phương án, giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh để kịp thời xử lý theo hướng dẫn của hội sở. Triển khai các khoản vay mới với lãi suất giảm từ 1-1,5% so với thời điểm trước dịch. Bên cạnh đó, chủ động tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, xem xét miễn, giảm lãi vay, phí dịch vụ phù hợp với điều kiện tài chính của tổ chức tín dụng. Nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhất là những ngành, lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, nông nghiệp, xuất khẩu,... để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Thực hiện Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế, nhằm có bước chuẩn bị, giúp DN tiếp cận, thụ hưởng nhanh chính sách khi nghị định này có hiệu lực, ngày 3-4, Cục thuế Thanh Hóa đã ban hành công văn gửi tới các chi cục thuế khu vực, huyện, các DN, tổ chức và cá nhân người nộp thuế về một số nội dung trong nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Trong đó, nội dung công văn nêu rõ các đối tượng, ngành nghề sẽ được thụ hưởng về các chính sách gia hạn thuế và tiền thuê đất, như: DN, tổ chức, hộ kinh doanh trên các lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất dịch vụ có liên quan; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; giày; vận tải hành khách; dịch vụ lưu trú, du lịch, ăn uống; giáo dục đào tạo... Bên cạnh đó, là các nội dung, chính sách cụ thể về việc gia hạn thời hạn nộp thuế với thuế giá trị gia tăng phát sinh của kỳ nộp; thuế thu nhập DN; thuế nộp tiền thuê đất đối với các DN được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm thuộc các đối tượng ngành nghề được thụ hưởng theo nghị định. Ông Mai Đình Tú, Phó Cục trưởng Cục thuế Thanh Hóa, cho biết: Công văn hướng dẫn các nội dung về nghị định đã được gửi tới các đơn vị trực tiếp triển khai và các đối tượng người nộp thuế. Mục đích của việc này là giúp DN, người kinh doanh nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ thụ hưởng chính sách, bảo đảm khi Chính phủ ký ban hành, DN sẽ đáp ứng nhanh chóng và thụ hưởng nhanh nhất.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay có khoảng 95 DN báo cáo về sở bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 đối với vấn đề lao động, với khoảng 33.000 lao động. Hiện nay, sở cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn các DN thủ tục tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất đối với DN bị giảm 50% lao động. Trong đó, đã làm văn bản xác nhận cho 9 DN thuộc đối tượng thụ hưởng. Sở cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn DN trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đề xuất: “Cuộc chiến” của các DN, hộ kinh doanh hiện nay nghiêm trọng hơn nhiều so với các khủng hoảng trước đó. Do đây là dịch bệnh mang tính chất toàn cầu, khiến các DN vừa bị đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, vừa bị giảm cầu sản phẩm. Mỗi DN, ngành hàng cũng đã có những kịch bản thích ứng khác nhau. Tuy nhiên, với phần lớn các DN nhỏ và vừa, chưa có nhiều thời gian tích lũy vốn, kinh nghiệm, để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, giúp DN vượt qua giai đoạn suy thoái, có cơ hội phục hồi sản xuất, Chính phủ cần nghiên cứu và triển khai nhiều chính sách thực tiễn hơn, nhất là việc triển khai cấp bù lãi suất từ các gói hỗ trợ để các ngân hàng giảm lãi suất các khoản vay cho khách hàng. Cấp tỉnh, các cấp sở, ngành cũng cần vận dụng linh hoạt chính sách, chủ động hơn nữa trong công tác triển khai, cùng DN vượt khó.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]