(Baothanhhoa.vn) - Khoảng 5 năm trở lại đây, thị trường mủ cao su ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng gặp khủng hoảng đầu ra dẫn đến giá mủ xuống thấp. Nhiều chủ vườn cao su trên địa bàn tỉnh thất thu, thậm chí quay lưng với cây công nghiệp từng được coi là “vàng trắng” một thời này. Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa – doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu dựa vào cây cao su cũng gặp nhiều khó khăn từ khi giá mủ cao su đã chạm “đáy”. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nỗ lực vượt khó, triển khai nhiều giải pháp để đồng hành cùng người trồng cao su.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cùng người trồng cao su vượt khó

Khoảng 5 năm trở lại đây, thị trường mủ cao su ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng gặp khủng hoảng đầu ra dẫn đến giá mủ xuống thấp. Nhiều chủ vườn cao su trên địa bàn tỉnh thất thu, thậm chí quay lưng với cây công nghiệp từng được coi là “vàng trắng” một thời này. Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa – doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu dựa vào cây cao su cũng gặp nhiều khó khăn từ khi giá mủ cao su đã chạm “đáy”. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nỗ lực vượt khó, triển khai nhiều giải pháp để đồng hành cùng người trồng cao su.

Cùng người trồng cao su vượt khó

Nông dân xã Thành Vân (Thạch Thành) khai thác mủ cao su.

Từ nhiều năm trước, tỉnh đã tạo điều kiện để Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam mà đại diện là Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa hợp tác với các tổ chức, cá nhân để phát triển rừng cao su ở 5 nông trường quốc doanh cũ, gồm: Vân Du, Thạch Quảng, Bãi Trành, Phúc Do, Thạch Thành và 2 đội sản xuất (đội Xuân Hòa 2 thuộc huyện Như Xuân và đội Lang Chánh). Hiện tại, Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa đang thực hiện chăm sóc nhằm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật cho 2.744,55 ha cao su đại điền trên địa bàn tỉnh, trong đó 1.620 ha trong thời kỳ kiến thiết, còn lại trong thời kỳ thu hoạch mủ. Nếu những năm 2011 – 2012, giá mủ cao su quy khô đạt tới 80 triệu đồng mỗi tấn, thì nay giá chỉ dao động từ 23 đến 25 triệu đồng. Người trồng cao su theo diện hợp tác với công ty cũng không hào hứng khai thác mủ, khai thác “nhỏ giọt” kiểu cầm chừng. Cùng với đó, năm 2018 vừa qua, hàng trăm ha cao su do công ty chăm sóc, khai thác đã nhiễm bệnh phấn trắng; hơn 1.100 ha khác bị bệnh loét sọc mặt cạo nên ảnh hưởng đến việc khai thác mủ đến tận thời điểm này. Ngoài phải chi phí lớn cho công tác phòng và chữa bệnh cho các vườn cây, thời gian cạo, sản lượng và chất lượng mủ cao su trong năm qua bị giảm đáng kể. Với công ty, đây chính là thời kỳ gian khó bởi giá mủ quá thấp dẫn đến thất thu, đầu ra của sản phẩm đặc trưng này ách tắc... Hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như doanh thu của công ty theo đó cũng suy giảm.

Tuy đầu ra bấp bênh, mủ cao su nhiều thời điểm không xuất bán được phải cất trữ tại các kho chứa, nhưng công ty vẫn triển khai công tác thu mua mủ đã thu hoạch cho các chủ vườn. Năm 2018 và các tháng đầu năm 2019, công ty đã thu mua 480 tấn mủ quy khô tại những nơi người dân vẫn duy trì khai thác. Do thời điểm từ đầu năm đến nay người dân ít cạo mủ, từ tháng 6 trở đi, người trồng cao su đang tích cực khai thác mủ, công ty đang nỗ lực thu gom cất trữ và chế biến. Cùng với đó, nhà máy sơ chế mủ cao su của công ty tại xã Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy) cũng được công ty đầu tư 7,5 tỷ đồng cho xây dựng thêm nhà ủ mủ, nâng cấp cải tạo dây chuyền, thiết bị chế biến. Vừa qua, công ty tiếp tục đầu tư hơn 3 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, như: Hệ thống đường giao thông phục vụ khai thác và vận chuyển mủ cao su, các nhà quản lý điều hành, xây dựng thêm các điểm chứa mủ, mua sắm vật tư để khai thác vụ mới 2019... cho các vùng nguyên liệu. Công ty vẫn đang tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu để hoạt động phù hợp với tình hình mới, tăng cường năng lực cũng như hiệu quả sản xuất. Gần 81 ha cao su giao khoán kém hiệu quả vừa được công ty chuyển sang cây trồng khác; hơn 230 ha kém hiệu quả khác cũng đã được rà soát, báo cáo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có hướng giải quyết để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích.

Ông Đỗ Viết Dương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa, cho biết: Chúng tôi đã bám sát định hướng của tỉnh và ngành nông nghiệp Thanh Hóa, tăng cường công tác tuyên truyền để người trồng cao su giữ vườn, vẫn duy trì chăm sóc để bảo đảm sức khỏe lâu dài cho cây. Năm 2019 này, công ty phấn đấu khai thác 850 tấn, thu mua khoảng 1.000 tấn mủ cao su trong tỉnh, đồng thời nỗ lực để chế biến khoảng hơn 2.550 tấn mủ cao su khô tại cơ sở chế biến đặt trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]