(Baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 67 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) với hơn 100 nghìn thành viên, hoạt động trên địa bàn 247 xã, phường, thị trấn của 17 huyện, thị, thành phố. Với sự phát triển đa dạng, QTDND trở thành một trong những “kênh” hỗ trợ vốn kịp thời, hiệu quả cho doanh nghiệp, các hộ phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Củng cố hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Trên địa bàn tỉnh hiện có 67 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) với hơn 100 nghìn thành viên, hoạt động trên địa bàn 247 xã, phường, thị trấn của 17 huyện, thị, thành phố. Với sự phát triển đa dạng, QTDND trở thành một trong những “kênh” hỗ trợ vốn kịp thời, hiệu quả cho doanh nghiệp, các hộ phát triển sản xuất, kinh doanh.

Củng cố hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Được vay vốn từ QTDND xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) nhiều hộ dân đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả.

Hệ thống QTDND có một lợi thế mà rất nhiều ngân hàng thương mại không có được, đó là “gần dân”, hiểu dân. Các thành viên trong quỹ có mối quan hệ hiểu biết về nhau, do vậy có thể cung cấp các khoản vay ngay lập tức, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách của người đi vay. Mô hình QTDND đã góp phần làm đa dạng hoạt động kinh doanh tiền tệ trong nông thôn mà các ngân hàng thương mại chưa đáp ứng được với những món vay nhỏ, địa bàn sâu rộng, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển. Đến ngày 30-3, tổng nguồn vốn huy động của hệ thống QTDND trên địa bàn đạt 5.580 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 8%; tổng dư nợ gần 4.570 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 18%. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu chiếm 0,4% tổng dư nợ.

Tuy nhiên, bên cạnh những QTDND hoạt động hiệu quả, vẫn còn một số quỹ hoạt động yếu kém, có biểu hiện xa rời tôn chỉ mục đích hoạt động, không liên kết, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên theo nguyên tắc mô hình HTX. Một số QTDND chạy theo mục tiêu lợi nhuận, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định dẫn đến vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn và an toàn hoạt động. Việc khắc phục triệt để các bất cập, hạn chế của một số QTDND tại một số địa phương, nhất là các QTDND yếu kém, có nơi, có lúc chưa đạt kết quả như mong muốn, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống QTDND nói riêng cũng như hoạt động ngân hàng nói chung. Ðáng chú ý, hành lang pháp lý cho hoạt động của QTDND còn thiếu, chưa đồng bộ và ở một số nơi, chính quyền địa phương các cấp còn thiếu quan tâm phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước. Trình độ cán bộ và bộ máy điều hành của QTDND còn hạn chế, nhiều QTDND cán bộ nghiệp vụ chưa được đào tạo bài bản dẫn đến một số sai phạm trong hoạt động, thậm chí có QTDND sai phạm nghiêm trọng, như: QTDND Hoằng Đồng (Hoằng Hóa) được Ngân hàng Nhà nước- Chi nhánh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) cấp phép thành lập và hoạt động từ năm 2007, được phép kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các hoạt động dịch vụ ngân hàng trên địa bàn 4 xã: Hoằng Đồng, Hoằng Thái, Hoằng Thịnh và Hoằng Lộc (Hoằng Hóa). Tuy nhiên, cuối năm 2014, QTDND Hoằng Đồng hoạt động trái quy định dẫn tới vỡ quỹ, nhiều người đã bị Công an tỉnh Thanh Hóa bắt, truy tố. Đã hơn 4 năm trôi qua nhưng đến nay, hàng trăm người dân gửi tiền vào QTDND Hoằng Đồng vẫn chưa biết khi nào mới lấy lại được số tiền mình đã gửi.

Trong năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019, NHNN Thanh Hóa đã thực hiện 16 cuộc thanh tra và 26 cuộc kiểm tra đối với các quỹ tín dụng, đưa ra 406 kiến nghị, yêu cầu các đơn vị khắc phục tồn tại, sai phạm. Ban hành 13 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt 275 triệu đồng. Công tác theo dõi xử lý sau thanh tra thực hiện chặt chẽ, bảo đảm các quỹ tín dụng thực hiện nghiêm túc các kiến nghị, kết luận về thanh tra, kiểm tra. Cùng với đó, hiện nay NHNN Thanh Hóa đang thực hiện kiểm soát đặc biệt đối với QTDND Hoằng Đồng, QTDND Hoằng Trinh (Hoằng Hóa).

Để bảo đảm các QTDND trên địa bàn phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả, trong thời gian tới, NHNN Thanh Hóa tiếp tục phối hợp với chính quyền các địa phương theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các QTDND, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm, vướng mắc. Rà soát, phân loại, củng cố các QTDND trong tình hình mới, quan tâm hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục đạo đức, pháp luật cho đội ngũ cán bộ, nhân viên QTDND cơ sở. Các QTDND chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, tuân thủ hướng dẫn nghiệp vụ của NHNN Thanh Hóa, nâng cao chất lượng công tác quản trị, điều hành, bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả, đóng góp nhiều hơn trong công tác xóa đói, giảm nghèo và thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tăng cường mối liên kết hệ thống QTDND một cách chặt chẽ hơn nữa, nhất là đối với Ngân hàng HTX - Chi nhánh Thanh Hóa để tranh thủ các nguồn vốn dự án, được vay khi gặp khó khăn về khả năng thanh toán. Liên kết trong hệ thống để học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong việc đầu tư xây dựng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại phục vụ cho hoạt động. Đồng thời, NHNN Thanh Hóa cần tập trung xử lý theo thẩm quyền các QTDND yếu kém bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc bằng một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Riêng đối với Ngân hàng HTX Việt Nam và các QTDND cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động huy động và cho vay; tăng cường quản lý và giáo dục đạo đức cho cán bộ, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]