(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, diện tích, năng suất, chất lượng mía nguyên liệu vùng mía đường Lam Sơn giảm, gây nhiều khó khăn cho sản xuất của nhà máy. Để tháo gỡ những khó khăn, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã chủ động phối hợp với các địa phương trong vùng thực hiện các giải pháp, trong đó trọng tâm là đầu tư nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công ty CP Mía đường Lam Sơn với giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu

Những năm gần đây, diện tích, năng suất, chất lượng mía nguyên liệu vùng mía đường Lam Sơn giảm, gây nhiều khó khăn cho sản xuất của nhà máy. Để tháo gỡ những khó khăn, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã chủ động phối hợp với các địa phương trong vùng thực hiện các giải pháp, trong đó trọng tâm là đầu tư nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu.

Nông dân xã Lam Sơn (Ngọc Lặc) chăm sóc mía nguyên liệu.

Theo báo cáo của Công ty CP Mía đường Lam Sơn, niên vụ 2017 – 2018, tổng diện tích mía nguyên liệu toàn vùng là 11.268 ha, giảm so với niên vụ trước 1.428 ha; tổng sản lượng mía nhập 818.900 tấn (nhập về Nhà máy Đường Lam Sơn 753.000 tấn, Nhà máy Đường Nông Cống 65.900 tấn). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số huyện sản lượng mía nguyên liệu tăng hơn so với niên vụ trước, là Ngọc Lặc tăng 38%, Thọ Xuân 25%, Thường Xuân 16%... Thực tế tại các địa phương này cho thấy, những năm gần đây, công ty đã công bố các chính sách và giá thu mua mía sớm, giá thu mía nguyên liệu cao, nên bà con nông dân tích cực chăm sóc, thâm canh vì thế năng suất mía nguyên liệu tăng. Tuy nhiên, vụ mía 2017 – 2018, chất lượng mía bình quân toàn vùng chỉ đạt 8,38 CCS, thấp hơn kế hoạch 1,58 CCS và thấp hơn niên vụ trước 1,04 CCS. Chất lượng mía giảm đã ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng mía và hiệu quả sản xuất của công ty. Nguyên nhân làm cho năng suất, chất lượng mía thấp, đó là ở một số địa phương diện tích trồng mía còn manh mún, nhỏ lẻ, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp thâm canh, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Nhiều hộ dân chậm thay đổi cơ cấu giống, tận dụng ngọn 1 để trồng và chưa nghiêm túc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng một số loại phân bón không đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây mía. Ngoài ra, niên vụ 2017-2018 thời tiết mưa liên tục và kéo dài, tổng lượng mưa cả vụ gần 2.350 mm (cao nhất trong 10 năm gần đây); nhất là do lũ lụt lịch sử tháng 10-2017 đã làm 4.000 ha mía ven sông, vùng trũng thấp bị ngập úng, sản lượng mía bị ảnh hưởng 150.000 tấn. Ngoài ra, khi thu hoạch vẫn còn xảy ra tình trạng mía để lưu bãi lâu ngày trên đồng ruộng. Lao động trong vùng gặp khó khăn nên nhiều hộ thu hoạch 5 - 7 ngày mới đủ một xe mía; bên cạnh đó, một số hộ dân thực hiện không nghiêm túc kế hoạch thu hoạch, thường đốn chặt với số lượng gấp 2-3 lần so với kế hoạch, không vận chuyển kịp thời dẫn đến mía bị tồn trên đồng ruộng... Việc thay đổi cơ cấu giống ở một số vùng còn chậm, nhiều vùng vẫn còn sử dụng các loại giống cũ, chất lượng thấp (R579...), giống lẫn nhiều, khi thu hoạch mía chín không đồng đều. Mía thu hoạch vận chuyển về nhà máy còn lẫn nhiều tạp vật: Ngọn non, đai lá xanh, rác, bẹ lá.

Để phát triển ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, từ niên vụ 2017-2018, tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đã triển khai xây dựng 60 mô hình thâm canh với tổng diện tích gần 500 ha và đây là các điểm để người trồng mía tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất mía nguyên liệu. Hầu hết các mô hình đều đạt mục tiêu về năng suất và bình quân 90 tấn/ha; một số mô hình năng suất hơn 100 tấn/ha, lợi nhuận hơn 50 triệu đồng/ha. Điển hình như các hộ ông Phạm Văn Hoàng, xã Cẩm Châu (Cẩm Thủy), diện tích 4 ha, năng suất bình quân đạt 120 tấn/ha, lợi nhuận đạt 67 triệu đồng/ha. Hộ ông Đào Văn Đường, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân), diện tích 6 ha, năng suất bình quân 100 tấn/ha, lợi nhuận 51 triệu đồng/ha. Hộ ông Nguyễn Hữu Mừng, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc), diện tích 3 ha, năng suất bình quân đạt 110 tấn/ha, lợi nhuận 49 triệu đồng/ha. Hộ ông Lê Văn Hòa, xã Xuân Dương (Thường Xuân), diện tích 9 ha, năng suất bình quân đạt 102 tấn/ha, lợi nhuận 48 triệu đồng/ha. Công ty CP Mía đường Lam Sơn khuyến khích các địa phương, đơn vị... sản xuất mía tập trung, quy mô lớn, thành lập các HTX quản lý vùng nguyên liệu. Các xã quy hoạch diện tích trồng mía thành vùng tập trung từ 30 ha đến 50 ha để thuận lợi đầu tư xây dựng, nâng cấp đường giao thông, thủy lợi, đưa cơ giới vào sản xuất, nhất là áp dụng khoa học - kỹ thuật cao (sử dụng máy bay không người lái để kiểm tra, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh). Khuyến khích tăng quy mô, diện tích trồng mía/hộ, lấy hộ trồng mía lớn làm nòng cốt, liên kết xây dựng HTX làm nền tảng trong quá trình phát triển vùng nguyên liệu. Công ty phối hợp với các địa phương phát triển vùng nguyên liệu theo định hướng trồng mía nguyên liệu ở những nơi có điều kiện thâm canh; giảm diện tích mía trên đồi cao, tăng diện tích mía xuống vùng đất bãi...; tạo nên các cánh đồng sản xuất mía tập trung, quy mô lớn, áp dựng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Từ niên vụ 2019-2020, Công ty CP Mía đường Lam Sơn chỉ ký hợp đồng với các hộ có diện tích mía nguyên liệu từ 1 ha trở lên trong vùng tập trung của xã, HTX. Những hộ có diện tích từ 1 ha trở lên nhưng nhỏ lẻ không nằm trong vùng tập trung, công ty sẽ không ký hợp đồng, gia đình tự đầu tư, khi có nhu cầu bán công ty sẽ xem xét thu mua. Khuyến cáo các hộ dân đầu tư thâm canh tăng năng suất từ 80 tấn/ha trở lên, chất lượng mía đạt từ 11-12 CCS trở lên. Tập trung phát triển vùng nguyên liệu gần nhà máy, khuyến khích phát triển mía trong phạm vi không quá 50 km. Giá thu mua 1 tấn mía sạch 10 CCS tại bờ vẫn giữ ổn định 1 triệu đồng/tấn. Giống mía là khâu then chốt trong thâm canh mía, vì vậy công ty tiếp tục triển khai chương trình cải tạo giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô và hiện toàn vùng đã trồng được 3.000 ha mía nguyên liệu bằng giống nuôi cấy mô. Phấn đấu đến năm 2020, toàn bộ giống mía trong vùng Lam Sơn sẽ được trồng bằng các giống nuôi cấy mô. Công thức và quy trình bón phân tiếp tục được công ty cải tiến, toàn bộ diện tích đất trồng mía sẽ được phân tích trước khi trồng nhằm đánh giá chất lượng, dinh dưỡng trong đất để sản xuất các loại phân bón cho phù hợp; bảo đảm bón đúng, bón đủ, tiết kiệm chí phí phân bón. Xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành thu hoạch, vận chuyển cho phù hợp với từng vùng trong điều kiện thiếu lao động, thu hoạch cuốn chiếu, tập trung ưu tiên cho các hộ dân có diện tích sản lượng mía lớn, các mô hình thâm canh, phấn đấu mía sau khi thu hoạch vận chuyển về nhà máy không quá 24 giờ.


Bài và ảnh: Hùng Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]