(Baothanhhoa.vn) - Tháng 7-2022, Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 đi vào vận hành thương mại - dự án có tổng vốn đầu tư gần 2,8 tỷ USD, tổng công suất cả 2 tổ máy 1.200 MW. Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp thêm 7,8 tỷ Kwh điện từ Nghi Sơn hòa vào lưới điện quốc gia, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa công nghiệp năng lượng trở thành mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa, đưa Khu Kinh tế Nghi Sơn trở thành trung tâm năng lượng của cả nước.

Công nghiệp tăng trưởng ấn tượng

Tháng 7-2022, Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 đi vào vận hành thương mại - dự án có tổng vốn đầu tư gần 2,8 tỷ USD, tổng công suất cả 2 tổ máy 1.200 MW. Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp thêm 7,8 tỷ Kwh điện từ Nghi Sơn hòa vào lưới điện quốc gia, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa công nghiệp năng lượng trở thành mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa, đưa Khu Kinh tế Nghi Sơn trở thành trung tâm năng lượng của cả nước.

Công nghiệp tăng trưởng ấn tượng

Chế biến dứa xuất khẩu tại Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành (Nông Cống).

Mới đây, vào tháng 11-2022, Công ty TNHH Công nghiệp INTCO Việt Nam cho khởi động dây chuyền sản xuất khung tranh, khung ảnh và khung gương trang trí thân thiện với môi trường tại Nhà máy sản xuất khung tranh, khung ảnh và khung gương trang trí và đây là 1 trong tổ hợp 3 dự án của Tập đoàn Shandong INTCO Singapore, được triển khai tại Khu A, Khu Công nghiệp Bỉm Sơn. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 580 tỷ đồng, tương đương 25 triệu USD, được xây dựng trên diện tích hơn 6 ha. Nhà máy được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, nhiều công đoạn sử dụng hệ thống máy móc tự động. Công suất thực tế sản xuất của dây chuyền khung gương 19.625 tấn/năm, khung ảnh 5.032 tấn/năm, khung nghệ thuật 1.467 tấn/năm, khung ảnh đúc 1.478 tấn/năm, khung đúc trang trí 697 tấn/năm, thanh nhựa trang trí đạt 1.000 tấn/năm. Sau gần 2 tháng khởi động dây chuyền, nhà máy đã sản xuất được gần 3.000 tấn khung gương, hơn 800 tấn khung ảnh, 2.000 tấn thanh nhựa.

Công nghiệp tăng trưởng ấn tượng

Sản xuất khung tranh tại Công ty TNHH Công nghiệp INTCO Việt Nam (thị xã Bỉm Sơn).

Năm 2022, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh chịu tác động từ yếu tố chính trị thế giới, ảnh hưởng tình hình thương mại quốc tế nửa đầu năm, về giá cả nguyên, nhiên liệu tăng cao thời điểm nửa cuối năm, khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngành công thương đã triển khai đồng bộ các giải pháp của Trung ương và của tỉnh. Đồng thời, bám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, chủ động tham mưu, tìm biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn. Các doanh nghiệp cũng chủ động, thích ứng linh hoạt và tập trung nguồn lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, sản xuất công nghiệp phục hồi và tăng 17,2% so với năm 2021. Hầu hết các nhóm ngành sản xuất đều tăng trưởng, góp phần vào kết quả tăng trưởng GRDP toàn tỉnh. Đáng nói, tỷ trọng và chỉ số sản xuất nhóm ngành chế biến, chế tạo ngày càng tăng cao, năm 2022 đạt 117,22%, tăng 17,22% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều mặt hàng có chỉ số tăng trưởng ấn tượng, như chế biến thực phẩm tăng 21,16% so với cùng kỳ, sản xuất đồ uống tăng 21,15%, sản xuất trang phục tăng 23,84%… Trong tỉnh đã xuất hiện nhiều mặt hàng chế biến sâu, hàm lượng khoa học công nghệ lớn, giá trị gia tăng cao và có nhiều dự án quy mô lớn hình thành, đi vào sản xuất ổn định. Bên cạnh đó, công nghiệp dân sinh tạo nhiều việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động khu vực nông thôn, miền núi.

Kết quả phát triển của năm 2022 sẽ là động lực để ngành công thương xây dựng và thực hiện mục tiêu nâng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh năm 2023 lên 200.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022.

Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]