(Baothanhhoa.vn) - Như nhiều địa phương ven biển của huyện Nga Sơn, trồng trọt ở xã Nga Tân hàng trăm năm qua chủ yếu vẫn là độc canh cây cói. Đồng đất nơi đây đa phần nhiễm mặn nên nhiều cây trồng khác kém phát triển, khiến bà con chỉ biết “bám” cói. Tuy nhiên, những năm 2008 – 2012, nghề trồng cói địa phương đi vào “khủng hoảng”, giá cói xuống thấp, thậm chí không bán được, những khu đồng dần bị bỏ hoang. Đời sống bà con nhân dân địa phương theo đó cũng túng bấn, nhiều người ly hương đi miền Nam tìm việc. Trong những năm sau đó, trên các cánh đồng đều... phủ màu xanh của sài hồ, cỏ dại và cây bụi mọc um tùm quá đầu người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển đổi đất cói kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản ở Nga Tân - bước đi đúng hướng

Như nhiều địa phương ven biển của huyện Nga Sơn, trồng trọt ở xã Nga Tân hàng trăm năm qua chủ yếu vẫn là độc canh cây cói. Đồng đất nơi đây đa phần nhiễm mặn nên nhiều cây trồng khác kém phát triển, khiến bà con chỉ biết “bám” cói. Tuy nhiên, những năm 2008 – 2012, nghề trồng cói địa phương đi vào “khủng hoảng”, giá cói xuống thấp, thậm chí không bán được, những khu đồng dần bị bỏ hoang. Đời sống bà con nhân dân địa phương theo đó cũng túng bấn, nhiều người ly hương đi miền Nam tìm việc. Trong những năm sau đó, trên các cánh đồng đều... phủ màu xanh của sài hồ, cỏ dại và cây bụi mọc um tùm quá đầu người.

Chuyển đổi đất cói kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản ở Nga Tân - bước đi đúng hướng

Một trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi gia cầm tại xã Nga Tân.

Trước tình trạng đó, tháng 10-2012, Đảng ủy xã Nga Tân đã ra Nghị quyết số 04-NQ/ĐU về việc vận động nhân dân dồn đổi ruộng đất, đào ao nuôi trồng thủy sản trên những thân ruộng bỏ hoang nhiều năm. Được sự hỗ trợ của huyện, xã Nga Tân đã tiến hành đầu tư nạo vét các tuyến kênh chính trong vùng, kiên cố hóa kênh Ông Tỵ, kênh Bao Triều, xây dựng các cửa cống... để điều tiết nước phục vụ các ao nuôi thủy sản. Hệ thống lưới điện cũng như 8 tuyến đường nội đồng kiên cố ra các khu sản xuất mới được triển khai nhằm kêu gọi nhân dân đấu thầu đất, đầu tư phát triển sản xuất.

Chỉ sau khoảng 1 năm, qua bàn tay lao động cần mẫn của những nông dân và máy xúc hỗ trợ, những cánh đồng hoang đã trở nên đầy sức sống bởi những ao đầm kết hợp trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thống kê từ UBND xã Nga Tân, ngay trong năm 2012 và 2013 đã có 20 hộ dân đầu tư theo sự vận động, kêu gọi của xã. Đến nay, đã có 85 hộ tham gia cải tạo đồng hoang, nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế tổng hợp, tạo thành một vùng sản xuất sôi động. 100% diện tích đất hoang hóa ngày nào với tổng diện tích 120 ha đã không còn bởi 83 khu sản xuất, nuôi trồng được triển khai. Đứng tại con đê đoạn cuối sông Lèn, phóng tầm mắt ra xa mới thấy hết những ao nuôi san sát, quy mô cũng như công tác quy hoạch đồng bộ của địa phương ngay từ những ngày đầu. Trong 83 trang trại ấy, có tới 62 trang trại chuyên nuôi trồng thủy sản, 18 trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi và trồng cây ăn quả, 3 trang trại nuôi tôm công nghiệp.

Tổng vốn đầu tư của người dân địa phương vào khu nuôi trồng này đã đạt khoảng 20 tỷ đồng để đào ao đầm, nhà trông coi, xây dựng bờ bao, đường nội khu... Tất cả các trang trại đều làm ăn có lãi, cho thu nhập mỗi héc-ta từ 150 triệu đồng trở lên, giải quyết việc làm thường xuyên cho 150 lao động với thu nhập bình quân khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều mô hình thủy sản kết hợp trồng cây ăn quả đang khẳng định hiệu quả và tính bền vững, tận dụng tối đa diện tích đất đai. Từ những con nuôi dưới nước, như: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, các loại cá, đến các loại con nuôi trên bờ như: Bò, gà, dê đang giúp nhiều hộ trở nên giàu có. Những hàng dừa Xiêm, ổi, bưởi Diễn, thanh long... cũng đã và đang phủ kín những diện tích bờ ao, ven đường đi, cho người dân có thêm thu nhập. Khoảng 3 năm gần đây, tổng thu nhập từ khu sản xuất này đều đạt hơn 25 tỷ đồng. Có vốn, các hộ tiếp tục đầu tư cải tạo ao đầm, mở rộng sản xuất, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học trong sản xuất, chăn nuôi. Trong xã, nhiều hộ có thu nhập cao do có nhiều bước đầu tư đúng hướng, như hộ các ông: Phan Văn Hiếu ở thôn 4; Mã Văn Sơn, Mai Văn Nam, Lê Văn Tý, Mai Văn Lực ở thôn 6; Hoàng Văn Tiến, Hỏa Duy Tài, Nguyễn Văn Lâm ở thôn 7; Mai Văn Quế, Mã Đức Anh ở thôn 3... Mỗi hộ gia đình trên đều có lợi nhuận từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng từ hoạt động nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc trồng cây ăn quả. Ngoài sự hỗ trợ và định hướng của chính quyền, sự năng động của người nông dân cũng chính là “chìa khóa” thành công của vùng sản xuất mới này. Ví như gia đình ông Nguyễn Văn Hùng ở thôn 8 trong xã, với 4,5 ha diện tích đấu thầu, ông đã đào ao nuôi cá, chuyên ươm giống cây trồng như bưởi tứ quý, bưởi Diễn, chanh để bán cây giống, cho thu nhập cao. Ông Nguyễn Văn Lâm người xã Nga Thanh bên cạnh, đấu thầu 2,5 ha để đầu tư sản xuất tại đây với 1,5 ha ao nuôi tôm bán công nghiệp, diện tích còn lại trồng dừa Xiêm và các loại cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiện, UBND xã Nga Tân vẫn tiếp tục khuyến khích các hộ dồn đổi diện tích đất ruộng, phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô vừa và lớn, tránh sự manh mún. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân của vùng sản xuất thủy sản này đạt trung bình 300 triệu đồng/ha mỗi năm; tổng giá trị sản xuất trang trại thủy sản của xã được nâng lên 50 tỷ đồng.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài Và Ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]