(Baothanhhoa.vn) - Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ được xem là giải pháp giúp cho việc sản xuất tránh được điều kiện thời tiết bất lợi làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế

Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế

Nông dân xã Hoằng Quý (Hoằng Hóa) chăm sóc lúa thu mùa chính vụ.

Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ được xem là giải pháp giúp cho việc sản xuất tránh được điều kiện thời tiết bất lợi làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng.

Đồng thời, giúp người sản xuất có điều kiện tăng vụ, tăng hiệu quả kinh tế. Từ những lợi ích mang lại, nên những năm qua, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Cánh đồng thôn Khanh Thịnh, xã Xuân Khánh, huyện Thọ Xuân nhiều đời nay được duy trì sản xuất với 2 vụ trồng lúa, với thời gian 8 tháng, còn lại 4 tháng không sản xuất, nên giá trị sản xuất chỉ đạt khoảng 80 triệu đồng/ha/năm. Để nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Thọ Xuân, từ năm 2015, xã Xuân Khánh đã tuyên truyền, vận động, đôn đốc bà con nông dân trong thôn tăng vụ sản xuất, nghĩa là ngoài sản xuất 2 vụ lúa chính sẽ sản xuất thêm vụ đông. Đây sẽ được xem là vụ sản xuất chính giúp các hộ dân nâng cao thu nhập. Để thực hiện mục tiêu tăng vụ sản xuất, giải pháp đầu tiên được UBND xã Xuân Khánh đẩy mạnh chính là chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. Theo đó, xã đã chỉ đạo bà con nông dân thực hiện lịch gieo cấy theo cơ cấu xuân sớm, xuân chính vụ và mùa sớm, mùa chính vụ. Đồng thời, sử dụng các giống lúa ngắn ngày, có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ đã giúp sản xuất của 2 vụ lúa được rút ngắn khoảng 20 đến 25 ngày, tạo điều kiện về quỹ thời gian để bà con tiến hành sản xuất vụ đông. Nhờ đó, giá trị sản xuất bình quân đạt 130 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 50 triệu đồng/ha/năm so với sản xuất 2 vụ lúa.

Ở Triệu Sơn, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ đã giúp cho hàng nghìn ha lúa của huyện né tránh được tình trạng ngập lụt. Hàng năm, toàn huyện có khoảng 2.000 ha cây trồng nằm trong vùng thường xuyên bị ngập lụt, tập trung ở các xã: Tân Ninh, Xuân Thọ, Thái Hòa, Tân Thọ. Những năm gần đây, được sự định hướng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Triệu Sơn đã chỉ đạo các xã có diện tích thường xuyên bị ngập lụt thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy lịch gieo trồng sớm hơn 10 đến 15 ngày so với lịch thời vụ gieo trồng đại trà để né lụt. Nhờ vậy, nên nhiều năm nay, những diện tích nằm trong vùng trũng thấp đều tránh được tình trạng ngập úng, năng suất bình quân đạt từ 55 đến 60 tạ/ha/vụ.

Thực tế những năm gần đây cho thấy, mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh ta thường bắt đầu muộn và kết thúc muộn. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ của tỉnh được thực hiện theo hướng đẩy mạnh sản xuất lúa mùa cực sớm, mùa sớm và mùa chính vụ, giảm dần diện tích mùa muộn để né tránh lụt bão. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có định hướng cơ cấu sản xuất từng trà cụ thể đối với từng vùng, từng chân đất sản xuất, với cơ cấu giống phù hợp, như: Trà lúa mùa cực sớm được thực hiện trên chân đất sâu trũng, ngoài đê, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày. Trà lúa mùa sớm được thực hiện trên chân đất vàn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 105 đến 115 ngày. Trà chính vụ được bố trí trên chân đất vàn thấp chuyên 2 lúa, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng hơn 110 ngày. Trên cơ sở phương án, định hướng của ngành nông nghiệp, những năm qua, các địa phương đã chỉ đạo, đôn đốc bà con nông dân thực hiện nghiêm lịch thời vụ theo cơ cấu từng trà; đồng thời, sử dụng các loại giống theo đúng cơ cấu, bảo đảm thời gian sinh trưởng như kế hoạch, tạo tiền đề để sản xuất vụ đông. Việc tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp về chuyển dịch cơ cấu mùa vụ đã giúp cho diện tích trà lúa mùa cực sớm, mùa sớm và chính vụ ngày càng được mở rộng. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có 57.179 ha lúa mùa được gieo trồng theo lịch của trà cực sớm và sớm, chiếm 45,5% tổng diện tích, 63.241 ha lúa được gieo trồng theo lịch của trà mùa chính vụ, chiếm 50,6% tổng diện tích và diện tích còn lại được gieo trồng theo lịch trà muộn.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]