(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Thạch Thành đã đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sự cạnh tranh của từng sản phẩm, nhằm giúp bà con nông dân xóa đói, giảm nghèo, làm giàu bền vững trên chính quê hương mình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Thạch Thành

Những năm qua, huyện Thạch Thành đã đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sự cạnh tranh của từng sản phẩm, nhằm giúp bà con nông dân xóa đói, giảm nghèo, làm giàu bền vững trên chính quê hương mình.

Người dân xã Thạch Định phát triển mô hình rau sạch cho hiệu quả kinh tế cao.

Một trong những giải pháp được huyện Thạch Thành triển khai đó là thực hiện có hiệu quả Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020”. Theo đó, huyện đã thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng khoa học - kỹ thuật để đưa những giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, đồng thời tạo cơ chế thông thoáng thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để giúp nhân dân phát triển kinh tế. Cùng với đó, huyện Thạch Thành cũng đẩy mạnh việc chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa thường xuyên bị hạn, thiếu nước tưới, vùng trũng cho năng suất thấp sang trồng cây màu có khả năng chịu hạn và cho hiệu quả kinh tế cao hơn, như mía nguyên liệu, ngô, rau đậu, cây dược liệu, cỏ voi để làm thức ăn cho gia súc...

Với những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, đến nay huyện đã chuyển gần 250 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía, ngô và nuôi trồng thủy sản. Tại một số xã vùng khó như Thành Lâm, Thành Mỹ, Thành Yên, Thành Minh, Thành Công, Thành Sơn, Thạch Quảng thực hiện chuyển đổi 111 ha đất trồng lúa không ăn chắc sang trồng ngô, mía theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và trồng các loại rau màu khác. Theo tính toán sau khi thực hiện chuyển đổi sẽ cho thu nhập bình quân cao gấp khoảng 1,5 lần so với trồng lúa. Huyện cũng tiến hành liên kết với một số doanh nghiệp để đưa các loại giống có chất lượng, năng suất cao vào sản xuất; phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam điều tra, rà soát diện tích vườn tạp, đất trang trại để xây dựng quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả; thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư trồng cây có múi, như cam, bưởi. Đến nay, tổng diện tích cây có múi trên địa bàn huyện khoảng 150 ha. Mô hình trồng cam đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao tại các xã Thành Vân, Thạch Quảng, Thạch Tượng. Tại các địa phương này, đã có một số doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư áp dụng hệ thống tưới phun sương, thâm canh công nghệ cao...

Không chỉ chú trọng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Thạch Thành còn tập trung phát triển chăn nuôi, kinh tế lâm nghiệp, đồng thời xây dựng xã, thôn, bản đạt chuẩn NTM. Hiện tại huyện đang thực hiện khảo sát, lập dự án xin chủ trương đầu tư dự án chăn nuôi lợn sinh sản quy mô 18.000 lợn mẹ sinh sản tại xã Thạch Tượng, với tổng kinh phí 50 triệu USD...

Thực tế đã chứng minh, hiệu quả kinh tế bước đầu từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bởi vậy trong những năm tới, huyện Thạch Thành tiếp tục triển khai thực hiện nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phấn đấu xây dựng thành công 15 cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vụ mùa với diện tích 1.250 ha...


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]