(Baothanhhoa.vn) - Để thực hiện tốt kế hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS), ngay từ đầu năm 2020, các địa phương trong tỉnh đã tích cực cải tạo ao đầm, chuẩn bị các điều kiện cho vụ sản xuất mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuẩn bị các điều kiện nuôi trồng thủy sản

Để thực hiện tốt kế hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS), ngay từ đầu năm 2020, các địa phương trong tỉnh đã tích cực cải tạo ao đầm, chuẩn bị các điều kiện cho vụ sản xuất mới.

Chuẩn bị các điều kiện nuôi trồng thủy sản

Các hộ nuôi trồng thủy sản xã Tượng Văn (Nông Cống) vệ sinh ao đầm chuẩn bị nuôi thả vụ mới.

Theo kế hoạch, năm 2020 toàn tỉnh thả nuôi với diện tích 19.000 ha NTTS, phấn đấu sản lượng 55.000 tấn. Trong đó, diện tích nuôi nước ngọt 13.603 ha, nước lợ 3.734 ha và nước mặn 1.313 ha. Để chủ động mùa vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các địa phương việc cải tạo ao, đầm, bãi nuôi, khung lịch thời vụ và quản lý vật tư phục vụ NTTS. Đồng thời, phân công cán bộ chuyên môn phối hợp với các địa phương, HTX NTTS tuyên truyền, hướng dẫn hộ nuôi các biện pháp cải tạo ao đầm, gia cố bờ bao, vận động các hộ đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm việc xuống giống đúng thời vụ. Với kinh nghiệm nhiều năm NTTS, mỗi khi bước vào vụ mới, gia đình ông Vũ Văn Minh, xã Tượng Văn (Nông Cống) luôn chú trọng công tác cải tạo, vệ sinh ao đầm. Ông Minh cho biết: Hàng năm, bước vào vụ nuôi mới, gia đình tiến hành cải tạo để cân bằng lại hệ sinh thái trong ao. Tát cạn, tháo rửa chua từ 1-2 lần, sau đó bón vôi làm tăng độ PH cho đất. Rải vôi đều khắp mặt ao, tiến hành phơi ao khô nứt chân chim trước khi lấy nước, gây màu, thả giống. Vì mỗi vụ nuôi cá nước ngọt truyền thống kéo dài từ 6 - 12 tháng. Nếu không cải tạo tốt lòng ao, toàn bộ chất thải và thức ăn dư thừa, mầm bệnh từ vụ nuôi trước sẽ lắng đọng, tích tụ ở đáy ao gây ô nhiễm, ẩn chứa nhiều nguy cơ gây bệnh. Hiện các ao nuôi của gia đình đã được tháo cạn nước, phát quang bụi rậm, rắc vôi bột khử trùng, sau đó bơm nước vào và sử dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo nước. Khi thời tiết thuận lợi gia đình sẽ tiến hành thả cá giống.

Tại các vùng nuôi tôm công nghiệp, các hộ nuôi cũng đang tập trung chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho vụ mới. Xác định việc cải tạo ao nuôi là khâu kỹ thuật quan trọng, tạo môi trường thuận lợi, an toàn cho tôm giống mới thả, hạn chế mầm bệnh tồn lưu trong ao nên khi thu hoạch xong các hộ đã chủ động tháo nước kết hợp bơm sục đáy ao, nạo vét loại bỏ rong rêu và lớp bùn đen, sau đó rắc vôi bột diệt tạp khuẩn. Các địa phương đã chủ động thực hiện nghiêm quy trình nuôi, tập trung nhân lực, vật lực, nạo vét, tu sửa, cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nước trước khi bước vào vụ nuôi mới. Đồng thời, mở rộng diện tích NTTS ứng dụng công nghệ cao, nuôi thâm canh, áp dụng quy trình VietGAP. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, thời gian cải tạo ao đầm xong trước tháng 3-2020. Đối với nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, vụ xuân hè thả giống từ giữa tháng 3 đến tháng 4, mật độ thả từ 5-7 con/m2, kết hợp nuôi cua xanh, cá nước lợ. Nuôi tôm chân trắng thâm canh chỉ nên nuôi 2 vụ/năm, thả giống trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 10, mật độ 80-120con/m2; đối với cá nuôi truyền thống (mè, trôi, trắm, chép) thả giống từ tháng 3 đến tháng 5, có thể thả bù vào vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đầu tư nguồn lực cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thay thế, bổ sung giống thủy sản bố mẹ bảo đảm chất lượng để đáp ứng nhu cầu NTTS trong tỉnh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh tích tụ đất đai, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào phát triển sản xuất. Các địa phương tích cực hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc người NTTS tập trung cải tạo ao đầm, bãi triều, lồng bè đúng kỹ thuật, tuân thủ lịch thời vụ, cơ cấu đối tượng, mật độ thả giống. Đồng thời, đẩy mạnh công tác quản lý vật tư đầu vào phục vụ NTTS; trong đó, thực hiện kiểm tra, rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương dưỡng con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường vùng NTTS. Tăng cường công tác kiểm dịch, giám sát chặt chẽ chất lượng nguồn giống thủy sản nhập vào địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]