(Baothanhhoa.vn) - Bên cạnh lợi ích kinh tế khá rõ nét, hoạt động sản xuất, chế biến đá trên địa bàn tỉnh ta đã và đang gây không ít hệ lụy tới môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chú trọng các giải pháp bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, chế biến đá

Bên cạnh lợi ích kinh tế khá rõ nét, hoạt động sản xuất, chế biến đá trên địa bàn tỉnh ta đã và đang gây không ít hệ lụy tới môi trường.

Xưởng sản xuất, chế tác đá Công ty CP Loan Dương, xã Hà Tân (Hà Trung).

Hiện nay, huyện Vĩnh Lộc có 89 cơ sở sản xuất, chế biến đá, phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, tập trung ở 2 xã là Vĩnh Minh và Vĩnh Thịnh. Một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư công nghệ chế biến khoáng sản tiên tiến, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, chế biến đá có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, như: Phát tán bụi, ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn... Do đó, việc bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến đá luôn được UBND huyện quan tâm, chỉ đạo. Ông Nguyễn Văn Công, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Vĩnh Lộc, cho biết: “Để kịp thời chấn chỉnh và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, chế biến đá, phòng đã đề nghị UBND các xã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong quá trình sản xuất phải làm tốt công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu bụi, nước thải, tiếng ồn... có ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư. Đồng thời, tham mưu cho UBND huyện thành lập các đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, không thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại các cơ sở, như: Toàn bộ khu sản xuất phải xây dựng tường rào, dùng bạt che chắn để hạn chế sự tán bụi, các cơ sở phải lắp đặt thiết bị phun sương. Hệ thống xử lý nước thải phải được đầu tư xây dựng để tránh tình trạng tràn nước. Chỉ thực hiện hoạt động sản xuất ngoài giới hạn hành lang an toàn đường bộ, bảo đảm cho việc đi lại của người tham gia giao thông. Về lâu dài, UBND huyện sẽ có phương án từng bước di dời các cơ sở nhỏ, lẻ vào cụm công nghiệp tập trung.

Xã Vĩnh Minh (Vĩnh Lộc) có 47 cơ sở sản xuất, chế biến đá, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động trong và ngoài xã. Ngay khi bắt đầu xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến đá, gia đình anh Vũ Văn Tâm thuộc Cụm công nghiệp Vĩnh Minh đã ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định về công tác bảo vệ môi trường và được UBND xã hướng dẫn thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng tới môi trường; thường xuyên nhắc nhở, nâng cao ý thức của người lao động trong vấn đề bảo vệ môi trường... Tuy lượng nước thải, khói bụi, tiếng ồn chưa được giải quyết một cách triệt để, nhưng đây là cơ sở được UBND xã đánh giá là đã thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Tìm hiểu tại Công ty CP Loan Dương, xã Hà Tân (Hà Trung), được biết: Trước đây, do chưa có kinh nghiệm chế biến đá nên doanh nghiệp còn lúng túng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Sau khi được địa phương hướng dẫn, hiện doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống lọc nước thải, tường rào ngăn bụi, đầu tư các loại máy cắt bằng lưỡi dây để giảm thiểu tiếng ồn cũng như khói bụi.

Công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, chế biến đá đang được các doanh nghiệp chú trọng trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, để từng bước khắc phục, hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường, các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, chế biến đá. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường cũng như vận động người dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác hành vi vi phạm của các cơ sở trong lĩnh vực này.


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]