(Baothanhhoa.vn) - Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện “Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản” với chủ đề “Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì sự phát triển bền vững” nhằm mục đích tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của cộng đồng và vận động các tầng lớp nhân dân có những hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản và giữ gìn vệ sinh môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chú trọng bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện “Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản” với chủ đề “Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì sự phát triển bền vững” nhằm mục đích tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của cộng đồng và vận động các tầng lớp nhân dân có những hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản và giữ gìn vệ sinh môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Thả cá giống hàng năm trên sông Mã (TP Thanh Hóa) góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Lê Hợi

Hiện nay, tại các vùng nước tự nhiên, do nhiều nguyên nhân đã làm mất cân bằng sinh thái, mất khả năng tự phục hồi của quần thể thủy sản tự nhiên, dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Do vậy, việc thả các loài giống thủy sản để bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thiết thực và ý nghĩa.

Thực hiện Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13-2-2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020, từ năm 2012 đến nay, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện thả 17.090 kg các loại cá truyền thống nước ngọt (trắm, trôi, mè, chép) xuống các hồ chứa nước lớn, lưu vực sông Mã và 4 triệu con tôm sú giống thả tại khu vực biển Hòn Nẹ, đảo Hòn Mê nhằm phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, hàng năm, các địa phương trong tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị thả các loài cá nước ngọt truyền thống, tôm vào các hồ, thủy vực tự nhiên. Các địa phương tích cực triển khai thực hiện công tác tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản, như: Hoằng Hóa, Yên Định, Hậu Lộc và TP Thanh Hóa. Thông qua hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức cho ngư dân và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, tạo sinh kế và tăng thu nhập cho người dân làm nghề khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản. Để công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản bền vững, thực hiện Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26-5-2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, môi trường, kinh tế - xã hội khu vực biển xung quanh đảo Hòn Mê. Đảo Hòn Mê có nhiều loài sinh vật biển có giá trị về đa dạng sinh học và sự đa dạng về sinh cảnh, gồm hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rong biển, thực vật thủy sinh... Khu vực này có 440 loài sinh vật biển thuộc 165 giống, bao gồm 133 loài thực vật và 46 loài động vật phù du, 8 loài rong biển, 56 loài san hô, 141 loài động vật đáy và 55 loài cá san hô. Đây là khu được đề xuất là “khu bảo tồn loài, nơi sinh cư” với tổng diện tích bảo tồn là 6.700 ha. Ngày 9-2-2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 414/QĐ-UBND phê duyệt dự án Quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã đến năm 2025. Qua đó, đã thiết lập khu bảo tồn với diện tích 10.021,88 ha với 17 vùng bảo vệ nghiêm ngặt, có ranh giới thuộc sông Mã chảy qua địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và TP Thanh Hóa. Thiết lập và đưa vào bảo tồn 21 giống loài thủy sinh quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao ở sông Mã. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện “Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản” với chủ đề “Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì sự phát triển bền vững” nhằm mục đích tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của cộng đồng và vận động các tầng lớp nhân dân có những hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản và giữ gìn vệ sinh môi trường, tài nguyên thiên nhiên, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia thả các loài thủy sản có lợi cho môi trường sinh thái góp phần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhất là những loài thủy sản vùng ven bờ. Đồng thời, quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản (cả gần và xa bờ) nhằm phát triển kinh tế thủy sản bền vững, có trách nhiệm với môi trường, giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật biển.

Trong thời gian tới, các ngành có liên quan, các địa phương tiếp tục tăng cường xây dựng và nâng cao mô hình tổ chức quản lý thủy sản bền vững, nâng cao vai trò của cộng đồng ngư dân trong hoạt động quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tổ chức tập huấn kiến thức, pháp luật để ngư dân hiểu rõ trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tiếp tục nâng cao năng lực khai thác thủy sản, đổi mới tổ chức sản xuất trên biển, phát triển và nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ, từng bước giảm phương tiện khai thác ven bờ. Đồng thời, nghiêm cấm các hành vi sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ hơn quy định, xung điện, hóa chất độc hại để đánh bắt thủy sản, không đánh bắt vào vùng cấm khai thác theo mùa góp phần phát triển nghề khai thác thủy sản hiệu quả và bền vững.


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]