(Baothanhhoa.vn) - Sáng 20-5, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại huyện Quảng Xương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại huyện Quảng Xương

Sáng 20-5, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại huyện Quảng Xương.

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại huyện Quảng Xương

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng trao đổi với hộ chăn nuôi tại xã Quảng Phong (Quảng Xương) về các giải pháp tiêu độc, khử trùng sau khi tiêu hủy đàn lợn.

Theo báo cáo của UBND huyện Quảng Xương, hiện tổng đàn lợn trên địa bàn huyện khoảng 55.000 con. Trong đó, chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ khá lớn (60%). Thời gian vừa qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan, bùng phát khá nhanh trên địa bàn. Từ ngày 2-5 đến ngày 19-5, trên địa bàn huyện đã có 23 xã công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi, 4 xã đang gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm và hiện chỉ có 3 xã trên địa bàn chưa phát hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tính đến 16h ngày 19-5-2019, trên địa bàn huyện đã tiêu hủy 1.488 con lợn với trọng lượng 102.832 kg.

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại huyện Quảng Xương

Đại diện lãnh đạo huyện Quảng Xương trình bày các giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.

Tại buổi làm việc và kiểm tra, đại diện lãnh đạo huyện Quảng Xương đã báo cáo với đoàn công tác các giải pháp đã triển khai thực hiện. Trong đó trọng tâm là công tác chỉ đạo các biện pháp tuyên truyền, các điều kiện, phương tiện phòng, chống, ngăn chặn và dập dịch, tiêu độc khử trùng, quản lý giết mổ, lập chốt kiểm dịch để kiểm soát khâu lưu thông… Huyện cũng nêu một số khó khăn dẫn đến công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa hiệu quả, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh, đó là: Địa bàn huyện có chiều dài quốc lộ 1A đi qua lớn nên tình hình lưu thông diễn ra khá phức tạp; một số tiểu thương vận chuyển lợn xen ghép với các thực phẩm khác nên không thực hiện được khâu tiêu độc khử trùng; một số xã trên địa bàn có diện tích trồng thuốc lào lớn, trong khi đó, bà con sử dụng nguồn phân chuồng bón cho thuốc được mua từ nhiều tỉnh khác và chưa có quy trình xử lý triệt để, khiến mầm bệnh lây lan nhanh. Huyện cũng thẳng thắn nhìn nhận việc thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các chốt kiểm dịch chưa được thực hiện thường xuyên. Cán bộ chuyên môn chưa đủ số người, số thành phần, biện pháp kỹ thuật thực hiện chưa bảo đảm, chưa đúng yêu cầu của ngành thú y.

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại huyện Quảng Xương

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, mặc dù đã có những văn bản, hướng dẫn khá bài bản của cấp trên, UBND huyện cũng thực hiện triển khai, ban hành khá đầy đủ các kế hoạch, chỉ thị, tuy nhiên do thiếu sự kiểm tra, giám sát nên công tác chỉ đạo phòng chống dịch tại Quảng Xương hiệu quả thấp, dịch bệnh bùng phát nhanh trên diện rộng và gây thiệt hại lớn. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Quảng Xương thực hiện kiểm điểm, phê bình Phó Chủ tịch phụ trách nông nghiệp huyện, trong đó làm rõ trách nhiệm và việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của đồng chí này trong quá trình chỉ đạo đối với công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Với những nhiệm vụ sắp tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Quảng Xương khẩn trương xem xét lại toàn bộ hệ thống các văn bản, kế hoạch triển khai về công tác phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi. Từ đó, thực hiện đánh giá lại công tác chỉ đạo, chú trọng việc giám sát việc thực hiện cụ thể các giải pháp sát sao ở các cấp cơ sở như xã, thôn đến tận các hộ chăn nuôi. Công tác tuyên truyền, chỉ đạo phòng, chống dịch cần thực hiện một cách dễ hiểu nhất, với quan điểm căn cơ là sự thay đổi trong nhận thức, phương pháp phòng chống dịch của các hộ chăn nuôi. Đồng thời, giám sát việc trực và thực hiện các biện pháp kỹ thuật tiêu độc, khử trùng tại các chốt kiểm dịch theo đúng hướng dẫn của ngành thú y.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]