Vừa bước vào sản xuất vụ thu mùa 2019, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng trăm ha cây trồng bị hạn cục bộ, hàng nghìn ha bị thiếu nước, trong khi nguồn nước tại các hồ xuống thấp, nhiều hồ có dung tích chứa nước nhỏ còn xuống dưới mực nước chết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp

Chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp

Vận hành trạm bơm tưới xã Quảng Bình (Quảng Xương) phục vụ công tác chống hạn đầu vụ thu mùa 2019.

Vừa bước vào sản xuất vụ thu mùa 2019, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng trăm ha cây trồng bị hạn cục bộ, hàng nghìn ha bị thiếu nước, trong khi nguồn nước tại các hồ xuống thấp, nhiều hồ có dung tích chứa nước nhỏ còn xuống dưới mực nước chết.

Trước tình hình trên, để bảo đảm nguồn nước cho cây trồng phát triển, nhất là việc tưới dưỡng lúa, thời gian qua, các đơn vị thủy nông trên địa bàn tỉnh đã tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm nước tưới, như: Đặt máy bơm dầu bơm vét nước trong các hồ có mực nước xuống thấp dưới mực nước chết; dùng máy múc nạo vét lòng hồ để tạo độ sâu trữ nước, phục vụ công tác chống hạn. Thực hiện nghiêm việc cấp nước theo lịch, phân công cụ thể cán bộ theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, củng cố bờ vùng, bờ thửa để tránh mất nước gây thiếu nước cục bộ.

Căn cứ vào diễn biến thực tế thời tiết và dự báo thời tiết của Trung tâm Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, Chi cục Thủy lợi tỉnh dự báo đầu vụ mùa sẽ có khoảng 16.000 đến 20.000 ha có khả năng thiếu nước, xảy ra hạn. Vì vậy, ngay từ đầu vụ, chi cục đã định hướng, đề nghị các đơn vị thủy nông và chính quyền các địa phương chủ động thực hiện các giải pháp chống hạn. Theo đó, thời gian qua, các đơn vị đã tập trung thực hiện các giải pháp chống hạn, như: Theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, kiểm tra, nắm chắc tình hình nguồn nước, làm tốt công tác dự báo tình hình, cân đối khả năng nguồn nước của từng công trình đầu mối với nhu cầu tưới cây trồng, có kế hoạch bố trí lịch thời vụ phù hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, kiên quyết không cấy cưỡng. Thực hiện quy trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ, điều hòa phân phối nước hợp lý, tiết kiệm, tưới luân phiên trên các cấp kênh trong từng hệ thống tưới, phối hợp điều hành dẫn nước tưới, tuyên truyền công khai lịch tưới rộng rãi để người dân biết và phối hợp thực hiện. Tranh thủ tích trữ nước vào các ao đầm, kênh tưới, kênh tiêu để đề phòng hạn cục bộ. Bên cạnh đó, nạo vét kênh dẫn, kênh trữ nước trên địa bàn đã trữ nước, duy trì các đập tạm ngăn giữ nước trên kênh tiêu, sông nội địa để dâng nước cho các trạm bơm hoạt động. Đối với vùng tưới bằng bơm điện, căn cứ vào tình hình thực tế nạo vét bể hút và nối dài ống, lắp đặt máy bơm có cột nước cao, duy trì các trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm để vận hành các trạm bơm. Đối với vùng tưới bằng hồ đập nhỏ, khi mực nước trong hồ xuống thấp hơn mực nước chết thì huy động máy bơm dầu dã chiến để bơm lượng nước chết trong hồ phục vụ công tác tưới và chống hạn.

Không chỉ đối mặt với tình trạng thiếu nước, hạn hán cục bộ vào thời điểm đầu vụ, vụ thu mùa được dự báo sẽ phải đối mặt với việc ngập úng, với diện tích có nguy cơ ngập úng cao khoảng 9.079 ha. Để bảo vệ cây trồng trước nguy cơ ngập úng, nhất là diện tích có nguy cơ cao, các đơn vị thủy nông và chính quyền các địa phương đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm việc điều tiết nước trong mùa mưa bão sắp tới, như: Tu sửa, bảo dưỡng các công trình phục vụ công tác tiêu thoát lũ; tổ chức kiểm tra vận hành thử các trạm bơm tiêu, cống tiêu, cửa van xả lũ, bảo đảm vận hành tốt trong mùa mưa bão. Xây dựng, triển khai kế hoạch, tổ chức chỉ đạo công tác phòng, chống ngập úng, nhất là thời điểm cuối vụ. Kiểm tra, rà soát quy trình vận hành hồ chứa, xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho từng hồ theo quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Công trình chứa nước nào chưa bảo đảm an toàn thì nhất thiết không được tích nước, đối với các hồ đang cải tạo, nâng cấp đôn đốc các nhà thi công bảo đảm theo đúng tiến độ. Thực hiện thanh thải kịp thời các đập tạm trên các sông để chủ động tiêu nước đệm trước khi có mưa lớn xảy ra. Bên cạnh đó, tổ chức lực lượng ra quân nạo vét kênh tiêu, giải tỏa ách tắc, xử lý lấn chiếm công trình tiêu thoát, nhất là phá dỡ ách tắc do bèo tây, bè mảng rau muống trên hệ thống kênh, trục tiêu lớn và quanh khu vực công trình đầu mối của các cống tiêu, trạm bơm tiêu.

Tiến Xuân


Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]