(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, thời tiết đang vào thời điểm giao mùa, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm đang có những diễn biến phức tạp. Để phòng dịch bệnh và ngăn ngừa nguy cơ xâm nhiễm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Hiện nay, thời tiết đang vào thời điểm giao mùa, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm đang có những diễn biến phức tạp. Để phòng dịch bệnh và ngăn ngừa nguy cơ xâm nhiễm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Mô hình chăn nuôi của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn, xã Tế Thắng (Nông Cống).

Đến thăm trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn, xã Tế Thắng (Nông Cống), thời điểm này gia đình anh Tuấn đã xuất bán các lứa gà phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và đang tuyển chọn khoảng 1.000 con giống gà lai chọi để chuẩn bị nuôi lứa mới. Theo kinh nghiệm của anh Tuấn để bảo đảm đàn gà phát triển tốt, trong quá trình chăn nuôi cần làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, chủ động nguồn thức ăn, tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bệnh... Ngoài ra, công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc và xử lý nguồn nước thải cũng phải được quan tâm thực hiện có hiệu quả.

Trên địa bàn huyện Nông Cống hiện có hơn 16.000 con trâu; 6.300 con bò, 70.000 con lợn và hơn 100.000 con gia cầm. Để không xảy ra dịch bệnh, UBND huyện có các văn bản chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Ông Nguyễn Đổng Minh Quân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nông Cống, cho biết: Sau Tết Nguyên đán, thời tiết ấm dần lên là điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi mua con giống, tập trung tái đàn, khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, ban ngày trời nắng ấm, ban đêm nhiệt độ thấp, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát nên ngoài việc nhanh chóng ổn định, khôi phục đàn vật nuôi, các hộ chăn nuôi cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.

Để công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả cao, thời gian qua, huyện Thạch Thành cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch tận gốc đối với động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào địa bàn huyện; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật chưa qua kiểm dịch thú y.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 813.000 con lợn, gần 20 triệu con gia cầm, gần 255.000 con bò, 198.000 con trâu. Hiện tại, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Để phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, cơ quan chức năng triển khai các biện pháp như: Tiêm phòng dịch bệnh, phun tiêu độc khử trùng... Cùng với tiêm phòng, công tác kiểm dịch, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm và kiểm soát phương tiện chở gia súc, gia cầm lưu thông qua địa bàn tỉnh được triển khai quyết liệt. Năm 2018 và tháng 1 năm 2019, lực lượng chức năng đã kiểm dịch vận chuyển ngoại tỉnh hơn 2.000 chuyến xe ô tô chở các loại gia súc, gia cầm vào tỉnh. Qua đó, góp phần ngăn chặn hiệu quả mầm bệnh lây nhiễm vào địa bàn.

Để phòng dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm bùng phát trong dịp sau Tết Nguyên đán, Chi cục Thú y tỉnh đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Trong đó, quan tâm thực hiện tiêu độc khử trùng cho các khu vực chăn nuôi. Hiện nay, chi cục đã cấp gần 4.000 lít thuốc sát trùng, 3.300 khẩu trang, 3.200 găng tay, 160 đôi ủng cho các huyện, thành phố tiến hành phun tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến động vật, sản phẩm động vật tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Đối với các huyện biên giới đã chỉ đạo lực lượng chức năng và chính quyền các xã tăng cường phối hợp, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn vận chuyển bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật qua biên giới, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật lực, vật tư, hóa chất và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác phòng, chống dịch khi có dịch bệnh xảy ra. Cùng với đó, chi cục phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường kiểm dịch vận chuyển; kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]