(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020 về phát triển kinh tế, trong hai năm 2015 - 2016 xã Yên Bái (Yên Định) đã hỗ trợ 150 ngàn đồng/sào trồng cây ăn quả cho các hộ tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng hóa, nhằm khai thác tiềm năng sản xuất nông nghiệp của địa phương. Từ khi triển khai cơ chế hỗ trợ này, rất nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn dồn đất, trồng cây ăn quả, như: Táo, ổi, chuối, rau màu kết hợp chăn nuôi gà đạt hiệu quả. Từ năm 2018 đến nay, cùng với cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của huyện, xã Yên Bái tiếp tục hỗ trợ 3 triệu đồng/vườn mẫu, đồng thời đấu mối với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm ớt, lúa giống cho các hộ... Những chính sách hỗ trợ trên đã giúp xã Yên Bái chuyển đổi được hơn 100 ha diện tích đất xấu sang trồng các loại cây có giá trị, trong đó có 60 ha trồng cây ăn quả; 5 ha rau màu, còn lại là trồng cây lương thực, ngô, lúa chất lượng cao, sản xuất giống lúa thuần.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chính sách kích cầu - “bà đỡ” cho phát triển sản xuất nông nghiệp ở Yên Định

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020 về phát triển kinh tế, trong hai năm 2015 - 2016 xã Yên Bái (Yên Định) đã hỗ trợ 150 ngàn đồng/sào trồng cây ăn quả cho các hộ tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng hóa, nhằm khai thác tiềm năng sản xuất nông nghiệp của địa phương. Từ khi triển khai cơ chế hỗ trợ này, rất nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn dồn đất, trồng cây ăn quả, như: Táo, ổi, chuối, rau màu kết hợp chăn nuôi gà đạt hiệu quả. Từ năm 2018 đến nay, cùng với cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của huyện, xã Yên Bái tiếp tục hỗ trợ 3 triệu đồng/vườn mẫu, đồng thời đấu mối với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm ớt, lúa giống cho các hộ... Những chính sách hỗ trợ trên đã giúp xã Yên Bái chuyển đổi được hơn 100 ha diện tích đất xấu sang trồng các loại cây có giá trị, trong đó có 60 ha trồng cây ăn quả; 5 ha rau màu, còn lại là trồng cây lương thực, ngô, lúa chất lượng cao, sản xuất giống lúa thuần.

Chính sách kích cầu - “bà đỡ” cho phát triển sản xuất nông nghiệp ở Yên Định

Lãnh đạo xã Định Hòa thăm, động viên hộ anh Lê Văn Nhất, chủ trang trại chăn nuôi gà thịt khép kín quy mô hàng ngàn con.

Tuy không phải xã đi đầu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, nhưng xã Yên Bái đã nắm bắt, vận dụng tốt cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện vào thực tiễn và có thêm cơ chế riêng để kích cầu người dân phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đây cũng là mục tiêu chung của việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Định. Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, huyện Yên Định đã lồng ghép và thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp làm “bà đỡ” tạo chuyển biến tích cực trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Đối với trồng trọt, huyện hỗ trợ 100 triệu đồng cho các xã thực hiện trồng mới hoặc mở rộng vùng trồng rau an toàn chuyên canh từ 3 - 6 ha và từ 2-4 ha trồng hoa cây cảnh; hỗ trợ 200 triệu đồng từ 6 ha đối với rau an toàn và 4 ha trở lên đối với vùng hoa cây cảnh; 80 triệu đồng/km giao thông nội đồng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; 20% giá trị mua máy cấy, máy gặt đập liên hợp, phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện từ 5 năm trở lên; 100 triệu đồng/1 máy gặt đập với công suất 15 tấn/15-16h...

Với cơ chế hỗ trợ trên, các địa phương đã triển khai xuống tận hộ dân và vận động, khuyến khích hộ có điều kiện mạnh dạn tham gia. Đến nay, nông dân đã áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất, như: Làm đất đạt 97%, vận chuyển đạt 95%, mạ khay, máy cấy 30%, góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo cho sản xuất và thu hoạch kịp thời vụ. Để khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, năm 2017, huyện Yên Định tiếp tục thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, các chính sách được triển khai thực hiện, gồm: Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng định hướng phát triển vùng và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 10 triệu đồng/ha đối với chuyển đổi đất lúa năng suất, hiệu quả thấp; 200 triệu đồng/1 mô hình trồng rau, quả hiệu quả cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm...

Có cơ chế, chính sách kích cầu, sức lao động của người dân được giải phóng, các hộ chuyên tâm học chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ứng dụng vào thực tiễn nên sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển, trọng tâm là các cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế. Từ đó hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa có giá trị thu nhập khá. Đặc biệt, huyện đã duy trì hiệu quả diện tích lúa lai F1 (từ 350-450 ha/năm); lúa giống thuần chất lượng cao từ 800 - 1.000 ha; gần 8.000 ha/vụ các cánh đồng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại 29 xã, thị trấn; chuyển đổi hơn 529,9 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao, như: Cây ăn quả, khoai tây, ớt xuất khẩu, bí xanh. Nhiều xã đã hình thành các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết bao gồm: 500 ha lúa gạo an toàn; hơn 1.200 ha ớt xuất khẩu; 40 ha rau an toàn, trong đó có 6 ha rau trong nhà lưới; 60 ha bưởi Diễn, 10 ha ổi, 150 ha ngô ngọt... tại các xã Định Thành, Định Tường, Định Hòa, Định Tăng, Yên Phú, Yên Tâm, Yên Giang, Quý Lộc, Yên Thọ, Yên Trung, Định Long, Yên Ninh... Tính đến năm 2019, toàn huyện có 108 ha cây ăn quả, rau màu đạt tiêu chuẩn VietGAP. Diện tích trồng cây trong nhà màng, nhà lưới ngày càng nhân rộng ở các xã. Toàn huyện có 4.000 ha cây rau màu liên kết sản xuất với công ty, doanh nghiệp, 600 ha vùng mía nguyên liệu. Huyện đang tập trung cải tạo trên 1.000 ha vườn tạp đưa những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: Bưởi, thanh long, ổi lê, mít, xoài thái, nhãn chín muộn...

Đối với chăn nuôi, huyện Yên Định hỗ trợ từ 100 đến 300 triệu đồng cho các trang trại đạt theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 200 triệu đồng/mô hình chăn nuôi lợn, gà theo hướng hữu cơ, VietGAP; 200 triệu đồng/mô hình bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Có kích cầu của huyện và hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi của cấp ủy, chính quyền địa phương, nông dân các địa phương mạnh dạn đầu tư trang trại chăn nuôi tập trung và đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Huyện đã quy hoạch được 3 khu trang trại chăn nuôi tập trung tại các xã Yên Lâm, Yên Phú, Định Hòa với quy mô chăn nuôi 80.000 gà thịt lông màu/khu trang trại; duy trì và phát triển 878 trang trại và gia trại lợn, gia cầm, thủy sản...

Thực hiện cơ chế, chính sách kích cầu giúp nông dân mạnh dạn sản xuất đã góp phần hình thành các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp ở nông thôn đạt hiệu quả. Toàn huyện có 34 HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012 có hiệu quả và có sự hỗ trợ nhất định cho kinh tế hộ phát triển. Giá trị sản xuất 1 ha canh tác tăng từ 76,95 triệu đồng năm 2010 lên 140,37 triệu đồng năm 2018. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân hằng năm tăng trên 10%; tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 43,58% năm 2010, dự kiến năm 2019 tăng lên 55%. Huyện thu hút được 12 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, làm tốt chức năng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cho nông dân, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động trên địa bàn.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]