(Baothanhhoa.vn) - Hiện đang vào mùa du lịch, tại các làng nghề chế biến, các chợ hải sản, bà con ngư dân các địa phương ven biển đang tích cực chế biến hải sản phục vụ du khách.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chế biến thủy, hải sản phục vụ du lịch

Hiện đang vào mùa du lịch, tại các làng nghề chế biến, các chợ hải sản, bà con ngư dân các địa phương ven biển đang tích cực chế biến hải sản phục vụ du khách.

Hải sản sơ chế ở xã Hải Bình (Tĩnh Gia).

TP Sầm Sơn là nơi có các sản phẩm hải sản được du khách biết đến nhiều. Khu phố hải sản Trung Sơn có đến 80% hộ kinh doanh các loại hải sản tươi và khô. Hàng ngày du khách thường đến đây từ lúc 6 giờ sáng và đông nhất vào khoảng 9 giờ đến 16 giờ hàng ngày. Hải sản ở đây được tiêu thụ nhiều nhất vẫn là mực, cá chỉ vàng và moi khô. Cùng với đó, món hàng hải sản tươi sống cũng được đông đảo du khách lựa chọn, chủ yếu là cua biển, ghẹ, tôm. Hàng năm, ngư dân TP Sầm Sơn khai thác khoảng 20.000 tấn hải sản, trong đó có đến 50% sản lượng được chế biến. Nhằm xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm truyền thống có thế mạnh của địa phương cũng như bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, UBND TP Sầm Sơn đã và đang xây dựng kế hoạch xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm hải sản.

Ngoài TP Sầm Sơn, hàng năm, các làng nghề chế biến thủy, hải sản truyền thống của huyện Tĩnh Gia sản xuất và tiêu thụ khoảng 15 triệu lít nước mắm, 2.000 - 3.000 tấn ruốc, 25 tấn tôm nõn, 300 tấn bột cá và 400 - 500 tấn hàng khô các loại. Các sản phẩm chế biến chủ yếu như chả cá đông lạnh, mực lột da, moi khô xuất khẩu, cá tẩm gia vị, cá hấp, cá khô, mực khô, nước mắm, mắm tôm... Nghề chế biến thủy, hải sản đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ, với thu nhập bình quân từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày. Ngoài việc chế biến thủy, hải sản, nhiều hộ còn làm đầu mối thu gom các sản phẩm hải sản để cung cấp cho các khu du lịch trên địa bàn tỉnh.

Với thế mạnh về kinh tế biển và nguồn lợi thủy, hải sản phong phú, hàng năm, sản lượng đánh bắt thủy, hải sản bình quân đạt từ 75.000 đến 80.000 tấn, nuôi trồng đạt 22.200 tấn. Ngoài ra, lượng hải sản khá lớn của tàu thuyền tỉnh ngoài giao dịch tại các cảng cá, chợ cá trong tỉnh. Nguồn nguyên liệu dồi dào là điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chế biến thủy, hải sản phát triển. Hiện toàn tỉnh có gần 50 doanh nghiệp và 1.300 cơ sở chế biến thủy, hải sản đang hoạt động với các sản phẩm chính, như: Nước mắm, ngao, tôm, mực, cá đông lạnh, các mặt hàng hải sản khô... Hàng năm, doanh thu từ hoạt động chế biến thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở chế biến thủy, hải sản vẫn hoạt động ở quy mô nhỏ, hộ gia đình, công nghệ sản xuất lạc hậu nên chủ yếu thực hiện sơ chế, cấp đông, gia công nguyên liệu, giá trị kinh tế của sản phẩm không cao. Vì vậy, việc xúc tiến xây dựng các làng nghề chế biến thủy, hải sản gắn với thế mạnh ở địa phương là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, hay chỉ chế biến đặc sản theo mùa; tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ven biển. Việc đăng ký nhãn mác, thương hiệu cho các sản phẩm; áp dụng các chương trình quản lý chất lượng, đầu tư cho quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ cũng cần được quan tâm hơn.


Bài và ảnh: Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]