(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, cảng cá Hòa Lộc hoạt động cầm chừng. Phần vì các luồng lạch ra vào bị bồi lắng dẫn đến tàu thuyền khó khăn khi cập cảng, phần vì các cảng tư nhân thu hút hàng chục tàu thuyền về neo trú.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần phát huy lợi thế, đánh thức tiềm năng cảng cá Hòa Lộc

Những năm gần đây, cảng cá Hòa Lộc hoạt động cầm chừng. Phần vì các luồng lạch ra vào bị bồi lắng dẫn đến tàu thuyền khó khăn khi cập cảng, phần vì các cảng tư nhân thu hút hàng chục tàu thuyền về neo trú.

Cần phát huy lợi thế, đánh thức tiềm năng cảng cá Hòa Lộc

Cảng cá hoạt động đìu hiu, “đói” tàu thuyền neo đậu.

Cảng cá Hòa Lộc (thôn Tam Hòa, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc) được đầu tư xây dựng từ năm 2007, đưa vào khai thác sử dụng đầu năm 2014. Đây là nơi thu hút lượng lớn tàu thuyền đánh cá của ngư dân trên địa bàn huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa và các địa phương khác vào neo đậu, trao đổi hàng hóa hải sản, đồng thời là nơi tránh trú bão cho tàu cá.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, cảng cá hoạt động gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là cửa lạch bị bồi lấp, các tàu công suất lớn gặp khó khăn khi đi vào cảng. Nhiều tàu đã bị mắc cạn, trôi dạt vào các bãi ngao làm thiệt hại lớn về tài sản của chủ tàu và các hộ nuôi ngao. Tàu cá có công suất lớn phải ra các cảng cá ngoài tỉnh để bốc dỡ sản phẩm. Hơn nữa, những âu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đã bị bồi lấp rất nghiêm trọng. Khi thủy triều xuống thấp, diện tích khu neo đậu bị thu hẹp, các tàu cá không thể vào, nhất là khi cần tránh trú bão. Chị Đỗ Thị Bình (62 tuổi), chủ cửa hàng mua bán hải sản tại cảng cá tâm sự: “Nếu sông Lạch Trường không cạn, không vướng vào bãi ngao thì tàu thuyền lớn vào đây sẽ đông đúc hơn. Hiện các tàu cập cảng chỉ là các tàu đánh bắt gần bờ.”

Cần phát huy lợi thế, đánh thức tiềm năng cảng cá Hòa Lộc

Số lượng tàu thuyền vào neo đậu tại cảng so với những năm trước giảm 2-3 lần.

Một số cầu cảng trái phép mọc lên, tồn tại khu vực lân cận cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cảng cá hoạt động kém hiệu quả. “Xã Hải Lộc có 2 bến tư nhân hoạt động tự phát, hút các tàu thuyền về bên đó cập cảng. Tình trạng này xảy ra 3, 4 năm nay và chúng tôi cũng đã phản ánh rất nhiều lần nhưng vô vọng.” - ông Lê Văn Thăng – Giám đốc BQL cảng cá Hòa Lộc bức xúc.

Việc cảng cá hoạt động đìu hiu, “đói” tàu neo đậu dẫn đến không có hoạt động bốc dỡ. Các cơ sở chế biến hải sản không có hàng hóa, dịch vụ hậu cần nghề cá cũng trì trệ. Ông Nguyễn Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc chia sẻ: “Vai trò của cảng cá là vô cùng quan trọng khi tạo công ăn việc làm cho những nguồn lao động dôi dư tại địa phương. Khi tàu thuyền về cảng nhiều, hoạt động thu mua, giao thương hải sản của xã diễn ra sôi nổi, mở ra các cơ sở chế biến. Dịch vụ hậu cần nghề cá, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền cũng phát triển mạnh. Từ khi cảng cá hoạt động kém hiệu quả dẫn tới mất cơ hội việc làm của nhiều người dân trong xã.”

Cần phát huy lợi thế, đánh thức tiềm năng cảng cá Hòa Lộc

So với mặt bằng chung của các cảng cá trên địa bàn tỉnh, Cảng cá Hòa Lộc vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và đánh thức.

Tình trạng này còn gây khó khăn đối vối ban quản lý trong việc kiểm soát số lượng hải sản đánh bắt; kiểm soát hồ sơ, thủ tục tàu thuyền đăng kí. Đặc biệt là khó khăn trong việc kiểm tra an toàn về trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trước khi ra khơi của tàu thuyền.

Cần phát huy lợi thế, đánh thức tiềm năng cảng cá Hòa Lộc

Chủ tàu kiểm tra các thiết bị ánh sáng trước khi ra khơi.

Để phát huy lợi thế và đánh thức những tiềm năng của cảng cá, ông Lê Văn Thăng, Giám đốc BQL Cảng cá Hòa Lộc khẳng định: “Trong thời gian tới cảng cá Hòa Lộc tăng cường phối hợp chặt chẽ với địa phương và các sở, ngành trong tỉnh nhằm kêu gọi đầu tư nạo vét, khơi thông luồng lạch, âu tránh bão để thu hút tàu thuyền neo đậu. Đồng thời, vận động ngư dân tích cực tham gia xây dựng tổ đội khai thác để hoạt động có hiệu quả, đảm bảo an toàn và góp phần bảo vệ an ninh vùng biển. BQL cũng mong muốn các sở, ngành xử lý triệt để tình trạng các cảng cá hoạt động trái phép.”

Theo BQL cảng cá Hòa Lộc, năm 2018, số lượng tàu cập cảng hơn 3.000 lượt, số lượng xe ra vào cảng là 3.600 lượt, tổng hàng hóa qua cảng đạt 45.000 tấn (trong đó hàng thủy sản là 16.500 tấn, còn lại 28.400 tấn là hàng hóa khác như đá lạnh, dầu diezen...).

Hiền Lê


Hiền Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]