(Baothanhhoa.vn) - Trong thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương ven biển đã tích cực thực hiện chủ trương giảm dần tàu cá có công suất máy dưới 20 CV khai thác hải sản vùng biển ven bờ của tỉnh. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề cho ngư dân có tàu, thuyền, mủng công suất nhỏ khai thác hải sản vùng ven bờ còn gặp nhiều khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần có giải pháp chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác hải sản gần bờ

Trong thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương ven biển đã tích cực thực hiện chủ trương giảm dần tàu cá có công suất máy dưới 20 CV khai thác hải sản vùng biển ven bờ của tỉnh. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề cho ngư dân có tàu, thuyền, mủng công suất nhỏ khai thác hải sản vùng ven bờ còn gặp nhiều khó khăn.

Vẫn còn nhiều khó khăn trong hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân ở TP Sầm Sơn.

Hiện nay, trên địa bàn TP Sầm Sơn có 1.680 tàu thuyền với tổng công suất 137.049 CV, thu hút 5.758 lao động trực tiếp trên tàu. Tuy nhiên, toàn thành phố có tới 1.243 chiếc tàu thuyền công suất dưới 20 CV, chiếm tới 73% tổng số tàu cá của địa phương. Trong thời gian gần đây, nghề khai thác hải sản vùng ven bờ của ngư dân TP Sầm Sơn đang gặp khó, nguồn lợi thủy sản suy giảm... dẫn tới sinh kế của người dân vùng biển ven bờ gặp nhiều khó khăn, thiếu ổn định. Vì vậy việc xây dựng chính sách chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác hải sản vùng biển ven bờ trên địa bàn TP Sầm Sơn là rất cần thiết. Các chủ thuyền, bè, mủng đang hành nghề khai thác hải sản vùng ven bờ trên địa bàn TP Sầm Sơn thực hiện giải bản chuyển sang ngành nghề khác hoặc đóng mới tàu có công suất 30 CV trở lên hành nghề khai thác hải sản khơi xa, thì cần có các chính sách phù hợp bảo đảm cho ngư dân ổn định cuộc sống. Trên cơ sở đó, TP Sầm Sơn tổ chức khảo sát thực tế số lượng tàu thuyền, số khẩu thực tế có thuyền, bè, mủng giải bản để đề xuất chính sách hỗ trợ cho các nhân khẩu, các lao động có thuyền, bè giải bản học nghề, tìm kiếm nghề mới...

Hiện trên địa bàn tỉnh có 7.443 phương tiện nghề cá, với tổng công suất 600.534 CV, trong đó tàu thuyền dưới 20 CV chiếm tới 4.840 chiếc. Trong thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh, địa phương ven biển đã chủ động tuyên truyền cho ngư dân hoạt động khai thác hải sản vùng biển ven bờ của tỉnh nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích ngư dân nâng cấp, cải hoán tàu cá công suất lớn để vươn ra khai thác tại các ngư trường xa bờ. Bên cạnh đó, tập trung rà soát lại số phương tiện đang hành nghề, khuyến khích, hỗ trợ ngư dân xây dựng mô hình đồng quản lý ven bờ; tìm kiếm các nguồn lực khác hỗ trợ cộng đồng trong đào tạo nghề, hỗ trợ lãi suất ngân hàng để ngư dân có điều kiện chuyển đổi nghề. Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác quản lý tàu cá và nghiêm cấm việc phát triển tàu cá có công suất dưới 20 CV, từ năm 2012 đến tháng 9-2018, trên địa bàn tỉnh đã giảm được 1.237 tàu cá có công suất dưới 20 CV chuyên hoạt động khai thác vùng ven bờ. Mặc dù chuyển đổi, cải hoán tàu cá có công suất cao vươn khơi khai thác ở vùng biển xa mang lại hiệu quả kinh tế cao song không phải ngư dân nào cũng có điều kiện đầu tư phương tiện, ngư lưới cụ để chuyển nghề. Qua thực tế nếu chuyển đổi tàu công suất nhỏ sang tàu công suất lớn tùy thuộc vào công suất, thì chi phí cải hoán hàng tỷ đồng. Đồng thời phần lớn ngư dân làm nghề khai thác hải sản ven bờ điều kiện kinh tế khó khăn, nên việc chuyển đổi ngành nghề sang các lĩnh vực khác khó thực hiện...

Để việc chuyển đổi nghề cho ngư dân đánh bắt gần bờ, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và các ngành có liên quan của tỉnh, địa phương ven biển cần có giải pháp trong việc tạo nguồn vốn để ngư dân có điều kiện chuyển đổi nghề. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác hải sản ven bờ. Xây dựng phương án chuyển đổi qua từng năm, từng giai đoạn, nghề nào khai thác mang tính tận diệt nguồn lợi thủy sản cao thì lập phương án ưu tiên chuyển đổi trước. Quá trình chuyển đổi nghề, cơ cấu lại phương tiện khai thác cũng phải có lộ trình và hợp lý trên cơ sở kế thừa để người dân không bị hụt hẫng khi bỏ nghề cũ sang nghề mới. Ngoài ra, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, định hướng của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh về việc ổn định, tiến tới giảm dần số lượng tàu đánh bắt hải sản trên biển lắp máy có công suất nhỏ (dưới 20 CV) đến tận phường, xã, các hộ gia đình ngư dân. Quản lý chặt chẽ, nắm chắc các cơ sở đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu cá có công suất nhỏ, phối hợp với các cơ quan chức năng và căn cứ các quy định của pháp luật để kiểm tra, kiểm soát, không cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn quản lý đóng mới, cải hoán, mua thêm tàu đánh bắt hải sản trên biển có công suất dưới 20 CV.


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]