(Baothanhhoa.vn) - Phong trào khởi nghiệp đang lan tỏa mạnh mẽ trong giới trẻ. Tư duy học để “kiếm” một công việc ổn định đang dần được thay đổi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần “bà đỡ” cho thanh niên khởi nghiệp

Cần “bà đỡ” cho thanh niên khởi nghiệp

Được vay vốn từ Chương trình tín dụng ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành (huyện Nông Cống) có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Phong trào khởi nghiệp đang lan tỏa mạnh mẽ trong giới trẻ. Tư duy học để “kiếm” một công việc ổn định đang dần được thay đổi.

Nhiều thanh niên sẵn sàng từ bỏ những môi trường làm việc với mức lương ổn định để xây dựng sự nghiệp của riêng mình. Tuy nhiên, những ý chí, khát vọng chính đáng ấy đang cần một “bà đỡ” với những đường hướng, chính sách và môi trường kinh doanh rộng mở, thuận lợi hơn.

Những năm gần đây, Thanh Hóa là một trong những địa phương có những hoạch định, chính sách khá táo bạo và rõ ràng trong mục tiêu phát triển doanh nghiệp (DN). Bên cạnh việc vận động chuyển đổi hình thức thành lập kinh doanh hộ cá thể lên DN, thì những mô hình khởi nghiệp của thanh niên, học sinh, sinh viên đang được chú trọng và khuyến khích phát triển. Nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, được trang bị khá đầy đủ các kỹ năng tiếng Anh, Tin học và tự hoàn thiện nhiều kỹ năng mềm khác trước khi bắt tay vào khởi nghiệp. Tỉnh ta cũng đã quan tâm, khơi dậy và ươm tạo ước mơ khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên; thực hiện các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên. Trong 3 năm (2017- 2019) tỉnh cũng dành nguồn ngân sách khoảng 20 tỷ đồng/năm cho công tác đào tạo khởi sự DN và bồi dưỡng doanh nhân, hỗ trợ các hộ cá thể, các DN, cá nhân khởi nghiệp, sáng tạo.

Cùng với những đường hướng đã vạch ra, “làn sóng” khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng “bùng” lên mạnh mẽ. Tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 2.000 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 25 mô hình tổ hợp tác, HTX thanh niên hoạt động trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, xây dựng. Nhiều mô hình hay, nhiều cách làm mới lạ, nhiều ý chí táo bạo được thử nghiệm và đi dần đến thực thi, góp phần lan tỏa không khí lập nghiệp trong thanh niên. Tại các cuộc thi khởi nghiệp hàng năm do Tỉnh đoàn tổ chức, nhiều ý tưởng được đánh giá cao và có tính khả thi, như: Ý tưởng Thiên Phú smart Airfarm - chế tạo máy tự động hóa nghề trồng nấm của nhóm tác giả Lê Trọng Thiện, Nguyễn Hoàn (Đông Sơn); ý tưởng ViBaBo - các sản phẩm từ tre, nứa thân thiện với môi trường của nhóm tác giả Lê Xuân Lâm, Trần Thị Mai (Thường Xuân); ý tưởng sản xuất rau ăn lá, cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap bằng phương pháp thủy canh của nhóm tác giả Đào Xuân Hồng, Lê Thị Thùy Dung, Nguyễn Văn Giáp (TP Thanh Hoá)... Nhiều ý tưởng khi áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả kinh tế cao. Các chủ nhân của ý tưởng hiện đã trở thành các “ông chủ” DN, như: Nhà máy Sản xuất đèn Led ABC Việt Nam của anh Nguyễn Hữu Thế (TP Thanh Hóa); ý tưởng sản xuất than tre hoạt tính của anh Lê Đức Bình (Lang Chánh); ý tưởng dịch vụ giúp việc theo giờ Home Clean của nhóm tác giả Lê Văn Tuấn, Nguyễn Thị Hương Thương (Đại học Hồng Đức)...

Tuy nhiên, để bứt phá từ những “người làm thuê” trở thành chủ, các DN, cá nhân khởi nghiệp gặp không ít khó khăn, thách thức trên con đường biến ý tưởng, dự định thành hiện thực. Một trong những khó khăn nhãn tiền của các DN, cá nhân khởi nghiệp hiện nay vẫn luôn là nguồn vốn. Với kênh khởi nghiệp của thanh niên, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngân hàng ban hành chính sách tạo nguồn lực về vốn cho thanh niên giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Điển hình, như: “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh với kinh phí 10 tỷ đồng. Đến nay, tổng dư nợ của chương trình đạt hơn 9,8 tỷ đồng với 118 khách hàng đang vay vốn, tạo điều kiện cho các “ông chủ” thanh niên mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Một số dự án đã đầu tư mang lại hiệu quả rõ rệt, điển hình như: Dự án chế biến các sản phẩm từ dứa, dưa bao tử của Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành (Nông Cống) với số tiền vay 1 tỷ đồng, duy trì việc làm cho 32 lao động và tạo việc làm mới cho 40 lao động; Dự án kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh và sơn nước của Trịnh Xuân Hùng (Thường Xuân) số tiền vay 400 triệu đồng, duy trì việc làm cho 8 lao động; Dự án nuôi lợn, cá, chế biến thực phẩm sạch của Nguyễn Hoài Châu (Hậu Lộc), số tiền vay 350 triệu đồng, duy trì việc làm cho 7 lao động...

Tuy nhiên, hiện nhu cầu vốn để khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên còn rất lớn, nhất là với các dự án muốn đầu tư bài bản. Trong khi đó, mặc dù đã có những thay đổi, tuy nhiên chính sách về vốn hiện nay vẫn chưa dễ tiếp cận, nhất là nguồn vốn ưu đãi còn ít và thủ tục đôi khi chưa thực sự phù hợp. Điển hình như “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” nguồn vốn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh ngày càng cao của thanh niên. Người vay gặp khó khăn trong bảo đảm điều kiện thủ tục vay như không có tài sản thế chấp do chưa tách hộ, đóng bảo hiểm xã hội cho lao động, minh chứng hóa đơn mua hàng theo quy định của Bộ Tài chính.

Để tháo gỡ khó khăn này, các cấp chính quyền cần nghiên cứu, ban hành chính sách tăng nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ khởi nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu đơn giản điều kiện vay vốn, giải ngân để thanh niên, học sinh, sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình tiếp cận. Bên cạnh đó, triển khai xây dựng cơ chế hỗ trợ về thuế, phí, tiếp cận khoa học công nghệ đối với DN khởi nghiệp; đơn giản hóa thủ tục tiếp cận đất đai; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho thanh niên trên hành trình khởi nghiệp.

Tùng Lâm


Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]