(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện chủ trương, chính sách về giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, khu vực miền núi xứ Thanh theo hướng xã hội hóa nghề rừng, đến nay chính sách đã phát huy được hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng phục hồi rừng, gắn liền với lợi ích kinh tế, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo vệ, phát triển rừng theo hướng xã hội hóa

Thực hiện chủ trương, chính sách về giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, khu vực miền núi xứ Thanh theo hướng xã hội hóa nghề rừng, đến nay chính sách đã phát huy được hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng phục hồi rừng, gắn liền với lợi ích kinh tế, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

Được Nhà nước giao đất, giao rừng, nhiều hộ gia đình ở xã Cát Vân (Như Xuân) đã chủ động đầu tư vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế.

Kết quả giao đất, giao rừng trên địa bàn tỉnh đã tạo tiền đề bảo đảm yêu cầu rừng có chủ, tạo thuận lợi cho việc quản lý, bảo vệ, phát triển kinh tế từ rừng. Từ việc giao khoán đã có nhiều hộ gia đình phát huy tính chủ động sau khi nhận đất, nhận rừng, đồng thời tiến hành thực hiện các hoạt động đầu tư vào sản xuất. Điển hình như gia đình ông Lương Văn So, bản Poọng, xã Quang Chiểu (Mường Lát). Là người tiên phong trong công tác trồng rừng, sau nhiều năm được giao đất để phát triển kinh tế đồi rừng, đến nay gia đình ông đang có hơn 10 ha xoan, lát, trong đó có tới 8 ha đã đến kỳ thu hoạch, dự kiến mỗi ha cho thu nhập khoảng 80 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông So phát triển trang trại vườn rừng theo mô hình tổng hợp chăn nuôi dưới tán rừng, như: Gà, vịt, trâu, bò, dê, đào ao thả cá... thu nhập mỗi năm gần 300 triệu đồng. Được biết, huyện Mường Lát là một trong những địa phương tiên phong trong việc giao đất, giao rừng cho từng hộ dân địa phương quản lý và xác định đây là phương án chiến lược trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó, đã góp phần quan trọng để công tác trồng rừng trên địa bàn huyện đạt kết quả cao. Theo thống kê, từ năm 2016 đến tháng 8-2018, huyện Mường Lát đã trồng mới được 3.065,2 ha rừng, vượt kế hoạch đề ra, nâng tổng diện tích rừng trồng đạt trên 17.246,41 ha, đến nay độ che phủ rừng đạt 74,1%. Công tác bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được triển khai sâu rộng và có hiệu quả, góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

Thực hiện chính sách giao đất giao rừng, giai đoạn từ 2006 – 2017, tỉnh Thanh Hóa đã giao hơn 32.600 ha rừng và đất lâm nghiệp cho gần 5.600 hộ gia đình dân tộc thiểu số, các hộ dân sống ở khu vực miền núi. Được giao đất, nhiều gia đình đã hình thành, phát triển mô hình kinh tế, trong đó có hơn 80% trang trại, gia trại vườn rừng có hiệu quả. Góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất cho người dân ở các huyện miền núi. Bên cạnh đó, chính sách khoán rừng đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, hạn chế số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,03%.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện giao đất, giao rừng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là, quá trình triển khai chưa tốt nên đã phát sinh mâu thuẫn về tranh chấp đất tại môt số địa phương; quy mô diện tích được giao nhỏ; tiến độ giao đất, thuê rừng gắn liền với giao đất lâm nghiệp và cấp quyền sử dụng đất còn chậm...

Theo ông Lê Văn Mơn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, việc giao đất, giao rừng và công nhận quyền hợp pháp lâu dài đã tạo tâm lý ổn định cho người dân, tạo động lực cho cộng đồng, hộ gia đình huy động nguồn lực để bảo vệ và phát triển rừng. Sau khi giao, hầu hết diện tích rừng trồng mới, rừng tự nhiên tái sinh, tỷ lệ độ che phủ của các huyện có rừng đều tăng; hạn chế tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép, đồng thời bảo tồn, phát triển hệ sinh thái... Để công tác bảo vệ, phát triển rừng theo hướng xã hội hóa đạt hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng của các chủ rừng sau khi được giao, cho thuê rừng. Cùng với đó là tiến hành rà soát, đánh giá việc sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân), xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng, kiên quyết thu hồi những diện tích quản lý, sử dụng không hiệu quả để tiếp tục giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng khác quản lý, sử dụng hiệu quả hơn...


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]