(Baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 396 chợ có kinh doanh các loại sản phẩm nông sản, thực phẩm... Trong đó, có 3/4 số lượng chợ nói trên nằm ở khu vực nông thôn. Theo khảo sát thực tế của chúng tôi, hoạt động kinh doanh nông sản, thực phẩm tại các chợ nông thôn đa phần là nhỏ, lẻ, trong khi nhiều chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, nên nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ nông thôn

Trên địa bàn tỉnh hiện có 396 chợ có kinh doanh các loại sản phẩm nông sản, thực phẩm... Trong đó, có 3/4 số lượng chợ nói trên nằm ở khu vực nông thôn. Theo khảo sát thực tế của chúng tôi, hoạt động kinh doanh nông sản, thực phẩm tại các chợ nông thôn đa phần là nhỏ, lẻ, trong khi nhiều chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, nên nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) cao.

Một góc chợ Quăng, xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa).

Bởi vậy, để bảo đảm vệ sinh ATTP tại các chợ nông thôn, những năm qua, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã, đang huy động các nguồn lực đầu tư xây mới và nâng cấp các chợ nông thôn, trong đó, chú trọng xây dựng các quầy bán các loại nông sản, thực phẩm bảo đảm vệ sinh ATTP.

Chợ Quăng, xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) là chợ cấp 2, hoạt động giao thương diễn ra khá sầm uất. Tuy nhiên, do là chợ truyền thống, được xây dựng lâu năm, nên cơ sở hạ tầng xuống cấp, dẫn đến việc bụi bẩn vào những ngày trời nắng; bùn đất, lầy lội, đọng nước vào những ngày mưa; hệ thống thoát nước thải lại không được đầu tư, nên là điều kiện để các loại ruồi nhặng, vi khuẩn phát sinh, phát triển, gây mất vệ sinh ATTP. Vì vậy, để bảo đảm vệ sinh ATTP, phát huy tiềm năng, lợi thế, nâng cao hiệu quả hoạt động của chợ, huyện Hoằng Hóa đã kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng lại chợ. Được UBND huyện Hoằng Hóa tạo mọi điều kiện thuận lợi và UBND tỉnh phê duyệt, năm 2015, Công ty TNHH Hoằng Lộc đã đầu tư 4 tỷ đồng để xây mới và nâng cấp hệ thống ki-ốt, khu nhà chính, khu kinh doanh thực phẩm tươi sống và các công trình phụ trợ. Ngoài ra, công ty còn cải tạo lại sân, nền chợ, lối đi, hệ thống điện, cấp nước sạch, hệ thống rãnh thoát nước thải và nước mưa, trồng cây xanh. Nhờ được đầu tư, nâng cấp nhiều hạng mục công trình, nên cảnh quan, nền chợ luôn được thông thoáng, sạch sẽ. Đáng chú ý, khu kinh doanh thực phẩm tươi sống được tách biệt với các khu kinh doanh khác, mỗi quầy bán đều được xây kệ cao, lát đá, cách xa nền đất nên thực phẩm được bày bán đều bảo đảm vệ sinh, ATTP. Sau mỗi phiên họp, chợ luôn được quét dọn sạch sẽ, riêng đối với khu kinh doanh thực phẩm tươi sống thì được rửa bằng máy áp lực, nên tẩy rửa được các vết bẩn, không xảy ra tình trạng hôi hám, mất vệ sinh. Ngoài việc duy trì công tác giữ gìn vệ sinh, ban quản lý chợ còn tăng cường tuyên truyền và tiến hành cho các tiểu thương ký cam kết giữ gìn vệ sinh chung. Nhờ thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, nên các loại nông sản, thực phẩm được bày bán tại chợ cũng luôn được bảo đảm vệ sinh ATTP. Để tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh ATTP đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm, ban quản lý chợ đang xây dựng phương án thành lập tổ giám sát nguồn gốc xuất xứ và độ tươi, sống của các mặt hàng thực phẩm, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.

Tại huyện Thọ Xuân, để bảo đảm vệ sinh ATTP tại chợ nông thôn, thời gian qua, các địa phương trong huyện đã huy động nguồn xã hội hóa từ doanh nghiệp, nhân dân để xây mới, nâng cấp hạ tầng, các khu bán thực phẩm tại các chợ nông thôn. Việc đầu tư, nâng cấp chợ đã tạo ra được chuyển biến trong công tác bảo đảm vệ sinh ATTP tại nhiều khu chợ trên địa bàn. Điển hình trong số đó là các chợ: Cồn Hỏa, xã Xuân Hưng; chợ Mới, xã Xuân Lập; chợ Sánh, xã Thọ Lập... Được biết, từ năm 2017 đến nay, toàn huyện đã đầu tư xây dựng, nâng cấp 15 chợ nông thôn. Tất cả các chợ này sau khi được đầu tư xây dựng, nâng cấp và đi vào hoạt động, vấn đề bảo đảm vệ sinh ATTP luôn được coi trọng hàng đầu. Do đó, khu bán hàng nông sản, thực phẩm luôn được quét dọn sạch sẽ trước và sau khi họp chợ, bàn bày bán sản phẩm đều được trang bị đầy đủ, bảo đảm vệ sinh ATTP.

Được biết, trên địa bàn tỉnh hiện đã có 76 chợ được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo. Việc các chợ được đầu tư xây dựng đã và đang góp phần không nhỏ trong việc tạo chuyển biến tích cực về bảo đảm vệ sinh ATTP đối với các chợ, nhất là khu vực nông thôn.

Để bảo đảm vệ sinh ATTP tại các chợ nông thôn, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, thời gian qua, các sở, ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương đã tăng cường công tác quản lý vấn đề vệ sinh ATTP tại các chợ khu vực nông thôn thông qua công tác kiểm tra, giám sát, ký cam kết về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với các tiểu thương. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, đạo đức trong kinh doanh đối với các tiểu thương; tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra vệ sinh ATTP và thực hiện xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm vệ sinh ATTP.


Bài và ảnh: Châu Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]