(Baothanhhoa.vn) - Việc định hướng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích trong phát triển nông nghiệp từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện đã và đang trở thành “cứu cánh” để đưa hoạt động sản xuất nông nghiệp Thanh Hóa chuyển dần sang hướng hiện đại, quy mô lớn, có tính bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bài 4: Cơ chế, chính sách khuyến khích – động lực phát triển sản xuất nông nghiệp

Việc định hướng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích trong phát triển nông nghiệp từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện đã và đang trở thành “cứu cánh” để đưa hoạt động sản xuất nông nghiệp Thanh Hóa chuyển dần sang hướng hiện đại, quy mô lớn, có tính bền vững.

Bài 4: Cơ chế, chính sách khuyến khích – động lực phát triển sản xuất nông nghiệp

Sản xuất dưa vàng trong nhà màng tại Công ty CP Great Farm tại xã Xuân Khánh (Thọ Xuân).

Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thực hiện liên quan đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để các tổ chức, cá nhân thực hiện tích tụ đất đai, phát triển sản xuất. Các nghị định, quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ liên quan đến: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; giao đất lâm nghiệp lâu dài theo Nghị định 02/NĐ-CP năm 1994; chuyển đổi, quản lý và sử dụng đất lúa... đã góp phần “cởi trói” cho việc đầu tư sản xuất lâu dài, khuyến khích được sự đầu tư làm ăn lâu dài của chủ thuê nhận đất. Từ sau những năm 90 đến nay, qua các nhiệm kỳ, Thanh Hóa đều chủ trương đẩy mạnh tích tụ đất đai để phát triển sản xuất quy mô lớn. Bước ngoặt đầu tiên được cho là công tác dồn điền, đổi thửa qua các đợt nhằm khắc phục tình trạng mỗi gia đình có trên dưới cả chục đám ruộng. Theo đó, số thửa mỗi hộ ít đi, diện tích tăng lên, có nhiều địa phương, hiện mỗi gia đình chỉ còn 1 đến 2 thửa ruộng, đã dễ dàng hơn trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất với quy mô lớn dần. Từ đó, hàng chục chính sách khuyến khích cho phát triển nông nghiệp lần lượt được đưa ra, dần tạo bước chuyển biến mới theo xu hướng sản xuất hiện đại.

Giai đoạn 2001 – 2015, Thanh Hóa đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, mang lại hiệu quả rõ rệt trong thực tiễn. Ngân sách tỉnh đã chi 321 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Từ đó, toàn tỉnh đã hình thành được gần 62.000 ha lúa thâm canh, kiên cố hơn 657 km kênh mương và gần 980 km đường giao thông nội đồng, mua 501 máy gặt đập liên hợp, tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa cho hơn 202.500 nông dân. Giai đoạn này, nông dân, các HTX và các doanh nghiệp trong tỉnh đã phát triển được gần 150 ha và 81.000 m2 nhà lưới sản xuất rau an toàn nhờ chính sách khuyến khích theo Quyết định 618/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh với tổng số tiền đã hỗ trợ 37,9 tỷ đồng. Hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cũng thay đổi về quy mô cũng như hướng phát triển hiện đại hơn bởi ngân sách tỉnh đã trích hỗ trợ 135,4 tỷ đồng theo Quyết định 271/211/QĐ-UBND của UBND tỉnh vào năm 2011; từ quyết định này, đã có 575 trang trại chăn nuôi ra đời. Các cơ chế liên quan đến xây dựng các tiêu chí nông thôn mới, trong đó nhiều tiêu chí liên quan đến phát triển nông nghiệp cũng mang lại hiệu quả to lớn trong xây dựng các mô hình sản xuất, phát triển hệ thống hạ tầng nông nghiệp. Ngoài ra, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1, giống gốc vật nuôi, phát triển cây cao su, xây dựng trang trại bò sữa... cũng đạt hiệu quả thiết thực.

Từ năm 2016 đến nay, hàng chục chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp đã được tỉnh ban hành và triển khai, bước đầu tạo được hiệu ứng tích cực. Quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp với sự hỗ trợ từ ngân sách tỉnh đã tạo được những kết quả to lớn trong cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Với hàng trăm tỷ đồng đã và đang tiếp tục được hỗ trợ, toàn tỉnh đã xây dựng mới hàng trăm km đường giao thông và kênh mương nội đồng, gần 50 máy cấy và máy thu hoạch lúa, quy hoạch phát triển các vùng rau an toàn, vùng cây trồng chuyên canh gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển nhiều mô hình trồng rừng gỗ lớn, các mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững... Cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh cũng tạo đông lực để các doanh nghiệp và trung tâm giống cây trồng nghiên cứu chọn tạo thành công 4 giống lúa mới chất lượng cao, phát triển hơn 1.100 ha vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1, khảo nghiệm thành công 2 giống mía mới, sản xuất hơn 2,3 triệu cây giống từ phương pháp nuôi cấy mô, lưu giữ hàng năm 1.800 con lợn nái ngoại sinh sản cấp ông, bà...

Các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh đã được các địa phương, doanh nghiệp và người dân đồng tình, triển khai có hiệu quả. Một trong những kết quả ấy phải kể đến hiệu quả trong thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn có tiềm lực trong và ngoài nước đầu tư các dự án chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, như: Vinamilk đầu tư trang trại bò sữa quy mô 16.000 con, TH True Milk đầu tư dự án bò sữa 20.000 con. Công ty CP Chăn nuôi Bá Thước đầu tư chăn nuôi bò thịt chất lượng cao với quy mô 10.000 con bò Úc; Tập đoàn Master good (Hung-ga-ri) đầu tư dự án chăn nuôi và giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu, công suất giai đoạn 1 đạt 2.500 con/giờ... Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh đã có gần 800 doanh nghiệp và HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó đa phần là áp dụng khoa học - kỹ thuật sản xuất quy mô lớn và vừa, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất nhỏ lẻ truyền thống.

Bà Ngô Thị Lịch, Phó Giám đốc Công ty CP Great Farm, đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, cho biết: Doanh nghiệp chúng tôi đã đầu tư 7.000m2 nhà màng và 20 ha đất tại xã Xuân Khánh, để đầu tư mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Hiện chúng tôi chuyên canh dưa vàng, dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc... Trước đó, chúng tôi đã đầu tư tại Gia Lâm (Hà Nội), nhưng quỹ đất ở đó hạn hẹp nên sau khi nghiên cứu, công ty quyết định về vùng Thọ Xuân đầu tư bởi quỹ đất ở đây rất lớn, có thể mở rộng quy mô. Trong quá trình đầu tư, UBND huyện Thọ Xuân rất ủng hộ và tạo điều kiện. Huyện thường xuyên động viên, tạo điều kiện quỹ đất, hỗ trợ xây dựng đường bê tông vào tận khu sản xuất... Nhìn chung, các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng tập trung tại tỉnh Thanh Hóa rất tốt, doanh nghiệp yên tâm đầu tư.

Trên cơ sở những thành công ban đầu, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cũng vừa ban hành Nghị quyết số 13, UBND tỉnh ban hành chương trình hành động, giao chỉ tiêu tích tụ đất đai cho 27 huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trong tỉnh. Cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh và các địa phương, đây chính là điều kiện, là động lực tiếp theo để nền nông nghiệp tỉnh nhà ngày càng phát triển. Người nông dân, các doanh nghiệp càng có điều kiện đầu tư các mô hình sản xuất quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cũng như giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích.

Bài cuối: Nhân lên những mô hình hiệu quả.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]