(Baothanhhoa.vn) - Tại Nghị quyết số 13-NQ/TU (tháng 1-2019) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về “tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã coi tích tụ đất đai vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp đột phá quan trọng hàng đầu của sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa thời gian tới. Đây chính là cơ hội để chuyển từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất tập trung, quy mô lớn với công nghệ cao, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bài 2: Tiềm năng phát triển sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao

Tại Nghị quyết số 13-NQ/TU (tháng 1-2019) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về “tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã coi tích tụ đất đai vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp đột phá quan trọng hàng đầu của sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa thời gian tới. Đây chính là cơ hội để chuyển từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất tập trung, quy mô lớn với công nghệ cao, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Bài 2: Tiềm năng phát triển sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao

Những lứa cà chua đầu tiên tại khu sản xuất hiện đại, tập trung của Công ty CP Xây dựng và Đầu tư phát triển nông nghiệp miền Tây tại huyện Thọ Xuân.

Việc tích tụ, tập trung đất đai phải lấy doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và hộ dân làm nhân tố trung tâm trên cơ sở vận dụng sáng tạo các quy định của Nhà nước. Để thực hiện được điều này, nghị quyết đã xác định, phải thu hút được các nguồn lực đầu tư, huy động nguồn lực của chính người nông dân làm động lực chủ yếu.

Trên cơ sở phân tích thực tiễn, UBND tỉnh đã có Quyết định 819/QĐ-UBND để ban hành chương trình hành động thực hiện việc tích tụ, tập trung đất đai, phát triển sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao. Theo đó, năm 2019, toàn tỉnh sẽ triển khai tích tụ thêm 6.000 ha đất nông nghiệp, trong đó trồng trọt 2.500 ha, chăn nuôi 350 ha, thủy sản 150 ha và 5.000 ha đất sản xuất lâm nghiệp. Theo kế hoạch đến năm 2025, sẽ tích tụ thêm 32.000 ha đất nông nghiệp, trong đó 12.000 ha đất trồng trọt, 3.000 ha đất chăn nuôi, 1.000 ha đất nuôi trồng thủy sản và 16.000 ha đất lâm nghiệp. Cùng với đó, tỉnh sẽ chú trọng đầu tư và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích để kêu gọi đầu tư công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025, giá trị sản xuất tại các mô hình công nghệ cao trong trồng trọt tại tỉnh Thanh Hóa đạt 500 triệu đồng/ha/năm, trong chăn nuôi đạt 600 triệu đồng/ha/năm, trong nuôi trồng thủy sản đạt 5 tỷ đồng/ha trở lên. Nhiều nhiệm vụ và giải pháp cấp tỉnh đã được đề ra, mang theo kỳ vọng lớn về sự đổi thay và phát triển căn bản của nền sản xuất nông nghiệp Thanh Hóa.

Tính đến cuối tháng 4–2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng 27 đơn vị cấp huyện đang triển khai kế hoạch, các giải pháp thực hiện tích tụ đất đai, phát triển sản xuất quy mô lớn, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết 13. Tại huyện Thọ Xuân, Đề án tích tụ đất đai gắn với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2025 của huyện đã và đang được triển khai sâu rộng. Mới đây nhất, huyện đã tạo cơ chế và các điều kiện thuận lợi để Công ty CP Xây dựng và Đầu tư phát triển nông nghiệp Miền Tây đầu tư mô hình sản xuất trồng trọt hiện đại tại 2 xã: Hạnh Phúc và Tây Hồ. Với gần 2 ha đất, công ty đang hoàn thiện một trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao cho nông nghiệp; chuẩn bị đưa vào sử dụng 5 nhà lưới trồng các loại rau màu, dưa các loại và 3 nhà vồm trồng hoa lan. Theo chân anh Trịnh Văn Thành, cán bộ phụ trách khu sản xuất này, chúng tôi được hướng dẫn tham quan những giá thể cây giống đã nảy mầm, các hệ thống tưới nước và phun sương tự động cũng đã được vận hành thử. Theo giới thiệu của anh Thành, các nhà lưới này sẽ được trồng rau thủy canh, hoa lan... Tại những ô nhà lưới hoàn thành trước, những luống cà chua trồng thử đã cho quả đỏ au, lúc lỉu trên cành. Theo đánh giá, mô hình sẽ là bước đột phá trong nông nghiệp của huyện.

Tại nhiều địa phương, việc tích tụ đất đai, đầu tư sản xuất quy mô lớn theo hướng hiện đại đã được triển khai từ nhiều năm nay, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Từ năm 2012 khi trở về quê hương đầu tư sản xuất, kỹ sư nông nghiệp Trịnh Quốc Toản (quê xã Yên Ninh, Yên Định) đã được huyện Yên Định và các xã tạo điều kiện cho tự tích tụ các khu đất ở các xã Yên Phong, Định Bình và Yên Ninh để phát triển mô hình trồng hoa và các loại rau màu theo hướng công nghệ cao. Những khu nhà lưới lần lượt được xây dựng trên tổng diện tích hơn 5 ha ở 3 mô hình sản xuất, được áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và các phương pháp canh tác hiện đại, góp phần làm thay đổi phương thức canh tác của nông dân trong vùng. Những mô hình này cũng tạo hiệu ứng để huyện Yên Định kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn những năm sau đó. Kỹ sư Trịnh Quốc Toản, bày tỏ: “Rất vui khi quyết định về quê khởi nghiệp, huyện và các xã đã tạo điều kiện để tôi tích tụ đất đai cho sản xuất. Nếu chỉ có từng thửa nhỏ như của nông dân ta trước đây, không thể áp dụng máy móc cũng như kỹ thuật hiện đại được. Việc sản xuất thành vùng lớn cũng giúp tôi dễ dàng hơn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; nhiều năm nay, hoa và các sản phẩm của tôi đã có nhiều mối hàng trực tiếp đến tận khu sản xuất để lấy cất”. Được biết, ngoài mô hình sản xuất của anh Toản, huyện Yên Định còn có hàng trăm mô hình sản xuất nông ngiệp trên cơ sở tập trung đất đai, phát triển quy mô lớn. Điều đó cũng cho thấy, việc tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô, hiện đại là hoàn toàn khả thi nếu chính quyền địa phương vào cuộc tích cực.

Có thể khẳng định, có tích tụ, tập trung đất đai mới nâng cao được giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay, các nông lâm - trường đang có rất nhiều đất tập trung, là cơ hội vàng cho kêu gọi đầu tư sản xuất quy mô lớn. Trong kháng chiến và thời kỳ bao cấp, các nông - lâm trường quốc doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức sản xuất, mang lại những hiệu quả to lớn trong nông nghiệp. Những cái tên quen thuộc, như: Sao Vàng, Yên Mỹ, Thạch Quảng, Vân Du, Thạch Thành, Lam Sơn, Phúc Do... đã quy tụ được lực lượng lao động nhiều nơi, trong đó có nhiều con em miền Nam tập kết ra Bắc. Những đồi hoang, những vùng đất khó dần được cải tạo thành những vùng sản xuất trù phú, nổi tiếng cả nước một thời. Tuy nhiên, khoảng vài chục năm trở lại đây, xu thế phát triển sản xuất yêu cầu ngày càng phải đổi mới, thì những nông – lâm trường chưa đáp ứng được. Phần vì thiếu vốn, cộng với sự trì trệ kéo dài khiến những vùng sản xuất tập trung này không còn hiệu quả. Trên thực tế, hiện nay, các nông lâm trường này đều đã chuyển thành các công ty TNHH, song hình thức quản lý so với ban quản lý các nông - lâm trường trước kia cũng chẳng khác nào “thay thang không đổi thuốc”. Qua khảo sát và tìm hiểu trong nhiều năm qua, chúng tôi nhận thấy, ở hầu hết các công ty TNHH mà tiền thân là các nông – lâm trường này, hình thức triển khai sản xuất chính là giao đất cho các nông trường viên, sau đó thu tiền hoa lợi và nhiều khoản phí khác. Cách làm này na ná việc “phát canh thu tô”, tạo nên sự phụ thuộc của người nông dân với các công ty TNHH “chủ quản”. Người nông dân còn bị sự quản lý chặt chẽ, yêu cầu phải dùng phân bón do công ty cung ứng, trồng loại cây theo đúng định hướng nên đã giảm đi sự sáng tạo và ý chí đầu tư lớn của những người được giao đất sản xuất. Nhận thấy những nhược điểm này, ít năm gần đây, tỉnh đang tích cực kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính đầu tư vào các nông - lâm trường trên cơ sở các công ty TNHH lâu nay góp đất, các nhà đầu tư mới sẽ đem công nghệ, kỹ thuật vào cùng triển khai phát triển sản xuất. Người lao động tại các nông - lâm trường cũ này sẽ được tạo việc làm tại các mô hình, tất cả cùng hướng tới mục tiêu sản xuất sạch, quy mô lớn, hiện đại và cái đích cuối cùng là tạo bước đột phá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với tiềm năng đất đai rộng lớn, lại làm ăn chưa thực sự hiệu quả, các nông – lâm trường đang trở thành những vùng đất tiềm năng cho kêu gọi đầu tư, phát triển sản xuất hiện đại, quy mô lớn trong thời gian tới.

Bài 3: Những vấn đề đặt ra khi tích tụ đất đai.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]