(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) đã chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tích cực triển khai thực hiện các giải pháp để đầu tư tín dụng hiệu quả, giảm tỷ lệ nợ xấu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Agribank Thanh Hóa đẩy mạnh đầu tư tín dụng khu vực nông thôn

Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) đã chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tích cực triển khai thực hiện các giải pháp để đầu tư tín dụng hiệu quả, giảm tỷ lệ nợ xấu.

Được vay vốn của Agribank nhiều hộ dân xã Xuân Khang (Như Thanh) đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả.

Tổ chức triển khai chính sách của Chính phủ về tín dụng phục vụ “tam nông”, nhất là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP (NĐ 55) về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn cùng các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Agribank Việt Nam; ký hợp đồng dịch vụ với các tổ vay vốn; tập trung và ưu tiên nguồn vốn để mở rộng cho vay các chương trình, dự án trên địa bàn. Bên cạnh đó, để chia sẻ khó khăn với khách hàng, Agribank Thanh Hóa đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn và kỳ hạn trả nợ, chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ, thu nợ gốc trước, thu lãi sau...

Thăm mô hình kinh tế của hộ gia đình ông Lê Kim Hạnh, thôn Xuân Hưng, xã Xuân Khang (Như Thanh), một trong những khách hàng truyền thống của Agribank Như Thanh, được biết, gia đình ông Hạnh được ngân hàng tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng theo NĐ 55 để đầu tư trồng hơn 3 ha mía, mua trâu bò để chăn thả, tận dụng nguồn thức ăn từ đồi mía. Ông Hạnh hồ hởi: Vừa rồi gia đình bán 6 con bò đem về cả trăm triệu đồng. Vừa có tiền trang trải mua sắm đồ đạc trong gia đình, vừa có nguồn đầu tư mua thêm con giống.

Ông Phạm Văn Sao, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Khang (Như Thanh) đánh giá cao vai trò nguồn vốn tín dụng của Agribank trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương. Hiện tại tổng dư nợ trên địa bàn xã là 72 tỷ đồng, trong đó vay qua tổ theo NĐ 55 là 32,7 tỷ đồng. Nhiều năm qua, nhờ nguồn vốn vay này, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình đồi vườn hiệu quả kinh tế.

Được biết, trong quá trình cho khách hàng vay vốn, Agribank Thanh Hóa luôn công khai các thủ tục vay vốn đối với khách hàng. Chủ động và ưu tiên về nguồn vốn để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn vay của Agribank. Thực hiện và triển khai tốt chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo NĐ 55. Agribank Thanh Hóa luôn tích cực xây dựng quy trình, cơ chế nội bộ nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng, tạo sự thông thoáng, an toàn cho dòng vốn tín dụng tới khách hàng, kiểm soát được rủi ro. Với nhiều giải pháp tích cực, Agribank Thanh Hóa đã đạt được kết quả khả quan trong đầu tư tín dụng, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến ngày 10-12-2018, tổng dư nợ của chi nhánh đạt gần 35.000 tỷ đồng, tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 19%; trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 90% tổng dư nợ; tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,37% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, để nâng cao tiện ích, cuối tháng 11 vừa qua, Agribank Thanh Hóa đã khai trương và đưa vào hoạt động điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng tại xã Quảng Nhân (Quảng Xương). Đây là huyện thứ 2 của tỉnh đưa vào sử dụng mô hình điểm giao dịch bằng xe ô tô lưu động, sau 1 năm triển khai thí điểm tại huyện Ngọc Lặc. Điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng giống như một phòng giao dịch lưu động của Agribank tại xã, thực hiện giao dịch trực tuyến, kết nối giao dịch trong toàn quốc. Thông qua điểm giao dịch, khách hàng có thể thực hiện và sử dụng hầu hết các sản phẩm dịch vụ của Agribank ngay tại địa phương nơi khách hàng cư trú. Theo đó, xe ô tô chuyên dùng được trang bị phương tiện cần thiết bảo đảm cung cấp hầu hết các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng như: Nhận tiền gửi, tiếp nhận và hướng dẫn hồ sơ vay vốn của khách hàng; thực hiện giải ngân, thu lãi, mở tài khoản thanh toán và đăng ký sử dụng một số sản phẩm dịch vụ thẻ.

Thông qua cung ứng nguồn vốn kịp thời, Agribank Thanh Hóa đã đóng góp tích cực vào thành công các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong cả nước phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Thời gian tới, Agribank Thanh Hóa tiếp tục thực hiện cơ cấu lại dư nợ tín dụng, ưu tiên tập trung vốn cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Chủ động triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay, hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, như cho vay theo chuỗi người nuôi, thu mua, chế biến thủy sản xuất khẩu. Gắn hoạt động tín dụng với công tác huy động vốn và cung ứng dịch vụ ngân hàng.


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

2 bình luận

 Lê Xuân hiệp - 14:25 26/12/19

 Trả lời

Tôi có ý định vay vốn ngân hàng để đầu tư xây xưởng may băm dăm gỗ keo xuất khẩu lợi nhuận băm 1 tấn keo được 180.000 vnđ công xuất 200 tấn 8h lợi nhuận ngày được 100.000 vnđ 1 tấn 200 tấn được 20.000.000 vnđ ngày

 Ledoancuong - 11:42 16/03/19

 Trả lời

Giờ em muốn lam thẻ tín dụng o ngân hàng mình có được k vay

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]