(Baothanhhoa.vn) - Thông qua việc dành nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; trong đó, tín dụng hộ sản xuất và cá nhân (HSX&CN) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa) đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi tại các địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Agribank Nam Thanh Hóa đẩy mạnh cho vay phát triển kinh tế hộ

Agribank Nam Thanh Hóa đẩy mạnh cho vay phát triển kinh tế hộ

Được vay vốn của Agribank Nam Thanh Hóa, nhiều hộ dân xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả.

Thông qua việc dành nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; trong đó, tín dụng hộ sản xuất và cá nhân (HSX&CN) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa) đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi tại các địa phương.

Thăm mô hình sản xuất của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Tâm, ở thôn Phú Thành, xã Quảng Lợi (Quảng Xương), một trong những khách hàng tiêu biểu sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Agribank Nam Thanh Hóa, được biết: Trước đây, thiếu vốn để đầu tư sản xuất, gia đình bà được hội nông dân tín chấp, ngân hàng tạo điều kiện cho vay 80 triệu đồng. Hiện gia đình bà nuôi hàng chục nghìn con vịt, gà, mỗi năm thu về hơn hai trăm triệu đồng. Hộ gia đình ông Lê Văn Bang ở thôn Thiên Trung, xã Quảng Lợi, cho biết: Gia đình kinh doanh, buôn bán nên vay vốn để đầu tư thường xuyên. Dẫu vậy, nhiều năm qua gia đình ông vẫn chỉ trung thành với đồng vốn của Agribank. Thủ tục đơn giản, vốn giải ngân nhanh, bảo đảm tin cậy là những yếu tố giúp gia đình ông yên tâm hơn trong việc đầu tư kinh doanh.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Agribank Việt Nam, cùng các quy định mới của pháp luật có liên quan đến hoạt động cho vay HSX&CN, Agribank Nam Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo các phòng giao dịch, Agribank các huyện phấn đấu tăng trưởng dư nợ ngay từ đầu năm và tăng đều trong các quý thông qua việc đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới. Áp dụng các gói sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại, các gói cho vay ưu đãi lãi suất, phí; tăng cường các biện pháp củng cố, phát triển thị phần, thị trường; giữ vững khách hàng truyền thống... Bên cạnh đó, Agribank Nam Thanh Hóa cũng tăng cường công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ vay vốn trong việc nắm bắt, tập hợp nhu cầu vay vốn, đôn đốc thu hồi nợ, lãi tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro và xử lý tài sản bảo đảm. Đến nay, mạng lưới cho vay thông qua tổ vay vốn đã hoàn thiện, được thành lập tại tất cả các thôn, xóm trên địa bàn. Thông qua các tổ vay vốn, quá trình sử dụng vốn vay của các thành viên được giám sát chặt chẽ, việc đôn đốc thu hồi nợ kịp thời, bảo đảm chất lượng tín dụng. Thực hiện chủ trương, chính sách về cho vay tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị định 55 của Chính phủ, ban giám đốc Agribank Nam Thanh Hóa đã chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng vay vốn. Theo đó, lãi suất cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn luôn thấp hơn các đối tượng khác để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với nông dân giúp họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Có thể nói, việc đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Agribank Nam Thanh Hóa đã góp phần tích cực thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề “tam nông” của tỉnh. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa, tăng thu nhập cho từng gia đình, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

Cùng với chủ động đáp ứng nhu cầu vốn cho HSX&CN, bảo đảm tăng trưởng tín dụng theo hướng an toàn, bền vững, Agribank Nam Thanh Hóa đã thực hiện mở rộng thị trường đi đôi với kiểm soát và nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng. Đồng thời, nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về quy trình nghiệp vụ tín dụng; điều chỉnh, cập nhật, bổ sung kịp thời thông tin khách hàng vào hồ sơ kinh tế hộ để phục vụ hiệu quả công tác thẩm định cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ.

Trong công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro, Agribank Nam Thanh Hóa đã chỉ đạo Agribank các huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thực hiện nghiêm quy trình, tần suất kiểm tra sau khi cho vay; nâng cao chất lượng thẩm định và vai trò, trách nhiệm của cán bộ kiểm soát khoản vay để kịp thời chỉnh sửa những sai sót trước khi giải ngân, phát hiện sớm dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, có biện pháp xử lý, tránh phát sinh nợ xấu. Hạn chế cấp tín dụng đối với các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh tiềm ẩn rủi ro; tăng cường quản lý đối với hình thức cho vay thấu chi, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; hạn chế nhận tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai, tài sản bảo đảm của bên thứ ba, tài sản bảo đảm khó quản lý, nhanh giảm sút giá trị... Không áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng vốn lưu động đối với khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng không tốt... Hạn chế cho vay các khách hàng cùng lúc có quan hệ với nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng. Ngoài chú trọng về nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp và xử lý tình huống thực tế cho cán bộ tín dụng, Agribank Nam Thanh Hóa luôn quan tâm đến công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng; yêu cầu cán bộ thực hiện đúng các quy định trong giao tiếp, làm việc với khách hàng và trong quan hệ nội bộ theo cẩm nang văn hóa Agribank: Không gây phiền hà, sách nhiễu đối với khách hàng. Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống, hoạt động cho vay HSX&CN của Agribank Nam Thanh Hóa 8 tháng năm 2019 dư nợ đạt hơn 9.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Số HSX&CN còn dư nợ hơn 70.000 khách hàng, tỷ lệ nợ xấu là 0,4%.

Thời gian tới, Agribank Nam Thanh Hóa sẽ tiếp tục ưu tiên mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn; chú trọng phát triển tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hướng đến xuất khẩu, gia tăng giá trị thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất canh tác; tập trung đầu tư cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]