Không khí mua sắm hàng tết của người dân trên địa bàn Thủ đô đang nóng dần. Tuy vậy, với sự chuẩn bị khá chu đáo, cộng với nhiều chương trình bình ổn, đã giúp giá cả nhiều mặt hàng không có biến động lớn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thị trường tăng nhiệt, doanh nghiệp bận rộn phục vụ hàng Tết

Không khí mua sắm hàng tết của người dân trên địa bàn Thủ đô đang nóng dần. Tuy vậy, với sự chuẩn bị khá chu đáo, cộng với nhiều chương trình bình ổn, đã giúp giá cả nhiều mặt hàng không có biến động lớn.

Thị trường tăng nhiệt, doanh nghiệp bận rộn phục vụ hàng TếtKhách hàng đi mua sắm dịp Tết. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Theo ông Vũ Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán năm nay, doanh nghiệp đã lên kế hoạch dự trữ các mặt hàng thiết yếu như thịt bò, thịt lợn, trứng, thủy sản… từ rất sớm. Những mặt hàng này đều được khai thác từ các nhà cung cấp lớn, có uy tín, chất lượng bảo đảm.

Ngoài ra, Hapro sẽ tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán để không xảy ra tình trạng thiếu hàng, bán đúng giá quy định, góp phần giữ vững sự ổn định của thị trường.

Trong khi đó, theo báo cáo của Vincommerce, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết 2019, doanh nghiệp đã chuẩn bị lượng hàng hóa trị giá hơn 800 tỷ đồng. Tại hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+, các đặc sản vùng miền, vật phẩm địa phương như gạo nếp Tú Lệ, gạo Séng Cù, măng khô Bắc Kạn, chả mực Hạ Long, tôm chua Huế,… cũng được bày bán phong phú.

Các nhóm hàng khi đưa vào hệ thống Vinmart, Vinmart+ tiêu thụ đều được kiểm tra kỹ về chất lượng, truy xuất nguồn gốc và được dán tem nhãn đầy đủ.

Trong khi đó, hệ thống siêu thị Big C Thăng Long đưa ra cam kết, trong tháng cao diểm Tết Kỷ Hợi sẽ luôn có đủ hàng, đủ chúng loại và đa dạng. Bên cạnh đó, BigC Thăng Long cũng khẳng định việc đảm bảo đủ nguồn hàng ngay cả vào thời điểm sau Tết, nhất là đối với ngành hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả, thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm...

Ước tính, tổng lượng hàng hóa chuẩn bị năm nay của doanh nghiệp này tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2018. Cụ thể, mặt hàng thịt gia cầm, rau củ quả tưng hơn 15% so với Tết năm 2018 và tăng gần 20% so với các tháng cùng kỳ.

Đáng chú ý, nhờ việc kết nối hàng hóa từ các địa phương đến siêu thị rất thuận tiện, do vậy các loại hàng hóa đặc sản truyền thống như chè Thái Nguyên, miến dong Hà Nội, các loại bưởi hồ lô, khóm long phụng, dưa hấu khắc chữ... đều rất sẵn.

Đại diện BigC Thăng Long cho biết, ngoài việc chuẩn bị lượng hàng Tết phong phú phục vụ người tiêu dùng Thủ đô, chương trình Khóa giá được Big C triển khai thường niên vào mỗi dịp Tết, góp phần bình ổn thị trường.

"Với sự chủ động làm việc với các nhà cung cấp, các đơn vụ cung ứng trong việc chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa cũng như quản lý chất lượng từ sớm, BigC tin rằng chất lượng và giá cả hàng hóa Tết tại doanh nghiệp sẽ ổn định," đại diện BigC Thăng Long cho hay.

Thị trường tăng nhiệt, doanh nghiệp bận rộn phục vụ hàng TếtNguồn cung hàng hóa Tết rất đa dang, góp phần bình ổn thị trường. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+) Kiểm soát chặt chẽ An toàn thực phẩm

Năm nay, lịch nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất kéo dài, theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội, nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp này sẽ tăng cao, thậm chí kể cả những ngày sát Tết.

Do vậy, để chủ động trong mọi tình huống, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thành phố đã chỉ đạo, phối hợp các doanh nghiệp triển khai dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu với tổng giá trị hàng hóa phục vụ người dân Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đạt 28.500 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với Tết năm 2018.

Bên cạnh đó, để người tiêu dùng mua được hàng bảo đảm chất lượng, đúng giá, ngành Công Thương và các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tổ chức bán hàng phục vụ Tết tại 22 trung tâm thương mại, 125 siêu thị, 454 chợ, hệ thống, trên 600 cửa hàng tiện ích, trên 50 chuỗi kinh doanh mặt hàng nông sản thực phẩm.

Ngoài ra, Sở Công Thương phối hợp với doanh nghiệp tổ chức 350 chuyến bán hàng lưu động, 10 phiên chợ Việt tại các quận, huyện, thị xã, khu công nghiệp, khu chế xuất.

Trước đó, ngày 24/1, Sở Công Thương Hà Nội đã khai mạc Hội chợ hàng nông sản thực phẩm Tết Kỷ Hợi năm 2019 tại Công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng nhằm kết nối hàng hóa của 20 tỉnh, thành phố như: Hà Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Đồng Tháp… trong dịp Tết.

Tại đây hàng hóa rất phong phú và đa dạng, với các khu sản phẩm phục vụ Tết như: bánh, mứt, kẹo, đồ uống các loại… khu sản phẩm làng nghề… với nhiều sản phẩm có tiếng như phật thủ Hoài Đức, giò chả Ước Lễ, cam Hà Giang, bánh chưng Tranh Khúc…

Ông Vương Trọng Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội cho biết, doanh nghiệp đã ký hợp đồng với các nguồn cung cấp nguyên liệu, dự kiến đưa ra thị trường khoảng 400 tấn bánh mứt kẹo phục vụ người tiêu dùng, giá ổn định không tăng so với năm ngoái.

Một vấn đề rất đáng chú ý là công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong dịp Tết, theo bà Trần Thị Phương Lan, cơ quan này đã lên kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng các sở, ngành chức năng và Uỷ ban Nhân dân các quận, huyện thường xuyên giám sát, kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, đặc biệt chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng sẽ xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá cũng như việc thực hiện các quy định về khuyến mại, tổ chức hội chợ trong dịp Tết./.

Theo TTXVN


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]