(Baothanhhoa.vn) - Bước vào những tháng cuối năm, thị trường hàng hóa sôi động hơn do gia tăng các hoạt động tiêu dùng trong dân cư. Đây cũng là thời điểm xảy ra nhiều hơn hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng cấm và sản xuất, lưu thông hàng giả. Do đó, công tác quản lý thị trường thời điểm này được các lực lượng chức năng xác định bước vào cao điểm với nhiều giải pháp quyết liệt.

Tăng cường quản lý thị trường dịp cuối năm

Bước vào những tháng cuối năm, thị trường hàng hóa sôi động hơn do gia tăng các hoạt động tiêu dùng trong dân cư. Đây cũng là thời điểm xảy ra nhiều hơn hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng cấm và sản xuất, lưu thông hàng giả. Do đó, công tác quản lý thị trường thời điểm này được các lực lượng chức năng xác định bước vào cao điểm với nhiều giải pháp quyết liệt.

Tăng cường quản lý thị trường dịp cuối nămĐội Quản lý thị trường số 10 phối hợp với đơn vị chức năng tiêu hủy các sản phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Ảnh: Minh Hằng

Theo đại diện Cục Quản lý thị trường - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, công tác kiểm soát thị trường được triển khai mạnh mẽ hơn bắt đầu từ tháng 10. Cùng với việc duy trì các kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra theo chuyên đề, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các đội quản lý thị trường trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên các địa bàn trọng điểm kinh doanh buôn bán lớn như: TP Thanh Hóa, các thị xã, thị tứ, trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ...

Những mặt hàng được tập trung kiểm soát thời điểm cuối năm là những loại hàng hóa có nhu cầu tiêu thụ mạnh như rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, thuốc lá, đồ điện tử, dân dụng, thực phẩm tươi sống, các loại vật liệu xây dựng... Một số vụ việc điển hình đã được lực lượng chức năng phát hiện kịp thời và xử phạt nghiêm khắc thời gian gần đây, có tính răn đe cao, như ngày 25/10 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Mai Văn Dũng, trú tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương số tiền 53 triệu đồng vì hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu. Trước đó, vào ngày 12/10 tại khu 5, thị trấn Thọ Xuân, lực lượng chức năng phát hiện ông Mai Văn Dũng kinh doanh 265 đôi giày, dép giả mạo nhãn hiệu NY, GUCCI, NIKE với trị giá hàng hóa vi phạm 47,3 triệu đồng; cùng với đó là 220 đôi giày nhập lậu trị giá 24 triệu đồng. Ngoài xử phạt hành chính, toàn bộ hàng hóa vi phạm bị áp dụng biện pháp tịch thu và tiêu hủy.

Trước đó, ngày 4/10, Đội Quản lý thị trường số 7 phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy (Công an huyện Ngọc Lặc) tiến hành kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ thương mại Đoàn Thoa (thị trấn Ngọc Lặc) và phát hiện trong kho của công ty này có 7.290 viên ngói các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Viglacera. Ngày 25/10, UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với đơn vị này vì hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với số tiền 90 triệu đồng. Toàn bộ hàng hóa vi phạm là 7.290 viên ngói các loại giả mạo nhãn hiệu Viglacera bị áp dụng hình thức tiêu hủy toàn bộ.

Đặc biệt, từ ngày 17 - 19/10, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA tiến hành kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của 2 hãng này. Quá trình thẩm tra, xác minh, lực lượng chức năng đã xác định toàn bộ số hàng hóa trên là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và tem giả mạo nhãn hiệu HONDA và YAMAHA. Ngày 26/10, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 hộ kinh doanh nêu trên về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với tổng số tiền xử phạt là 39 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và tem xe máy gắn nhãn hiệu giả mạo.

Tăng cường quản lý thị trường dịp cuối nămĐội Quản lý thị trường số 10 tiêu huỷ thực phẩm chức năng vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Ảnh: Minh Hằng

Theo thống kê, tính đến hết tháng 10/2023 chỉ tính riêng lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ gần 1.577 vụ vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, với số tiền xử lý gần 5,2 tỷ đồng. Thực trạng trên cho thấy, tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá nhức nhối.

Đại diện Cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết: Hiện nay, đơn vị đang chỉ đạo các đội quản lý thị trường tập trung lực lượng rà soát địa bàn, bổ sung cập nhật liên tục công tác quản lý cá nhân, tổ chức; hồ sơ xử phạt vi phạm lên hệ thống xử lý vi phạm hành chính (INS) trong toàn lực lượng, nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường, giúp lực lượng hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ kiểm tra, bảo đảm toàn vẹn hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, đơn vị sẽ tăng cường hoạt động giám sát các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhất là đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, các cơ sở kinh doanh vật tư y tế, thuốc chữa bệnh được phân công quản lý; đồng thời tập trung giám sát hoạt động thương mại điện tử, các tổ chức, cá nhân có hệ thống kinh doanh theo chuỗi, các hoạt động kinh doanh theo mùa vụ để tổ chức kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Cơ quan chức năng khuyến cao, cùng với sự vào cuộc của các lực lượng chức năng, người tiêu dùng cần lựa chọn mua hàng ở những cơ sở uy tín, không mua hàng trôi nổi, giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm cần liên hệ, báo cho cơ quan chức năng theo đường dây nóng để được giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]