Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn về kiểm tra thực trạng hàng ngàn tấn rau củ quả ở nhiều địa phương phải nhổ bỏ vì không bán được, Cục trưởng Cục Trồng trọt vừa có báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Rau màu vụ Đông đạt gần 30.000 tỷ đồng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn về kiểm tra thực trạng hàng ngàn tấn rau củ quả ở nhiều địa phương phải nhổ bỏ vì không bán được, Cục trưởng Cục Trồng trọt vừa có báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Theo đó, diện tích trồng cây vụ Đông năm 2017 tại các tỉnh miền Bắc đạt 400.000 ha, trong đó, rau là 190.000 ha, vượt 2.000 ha so với năm trước.

Vụ Đông 2017-2018 là một vụ sản xuất rất thuận lợi nên nông dân vừa được mùa, vừa được giá: năng suất rau tăng 10%, giá bán cao hơn khoảng 15% so với vụ Đông năm 2016 và kéo dài suốt từ tháng 9/2017 đến hết tháng 1/2018.

Từ báo cáo của Cục Trồng trọt

Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết, do năng suất và giá bán tăng, thu nhập trung bình của người dân tăng khoảng 20% so với năm trước.

Tổng giá trị sản xuất cây vụ Đông niên vụ 2017-2018 tại miền Bắc đạt xấp xỉ 30.000 tỷ đồng, cao kỷ lục từ trước đến nay, và tăng 5.000 tỷ đồng so với niên vụ trước.

Những năm qua, giá trị hàng hóa rau màu vụ Đông liên tục tăng nhanh: năm 2011 đạt 10 nghìn tỷ đồng; năm 2015 đạt 20 nghìn tỷ đồng; năm 2016 đạt 25 nghìn tỷ đồng.

Năm nay, những tỉnh có diện tích và sản lượng rau màu vụ Đông cao phải kể đến như: Bắc Giang 12.718 ha, sản lượng đạt 217.550 tấn; Nam Định 7.730 ha, sản lượng đạt 122.035 tấn; Hải Dương 18.000 ha, sản lượng gần 300.000 tấn.

Qua tổng kết của các địa phương, với vùng trồng su hào và bắp cải, nông dân trồng 1 lứa có thể thu nhập 7-9 triệu đồng/sào Bắc bộ, tương đương 190-230 triệu đồng/ha và sau 2 lứa (45-60 ngày/lứa) nông dân lãi khoảng 250-300 triệu đồng.

Chẳng hạn, tại Hải Dương, diện tích cây su hào đạt 1.415 ha, năng suất 279,27 tạ/ha, cao hơn 14,1 tạ/ha so với vụ Đông trước; sản lượng 39.517 tấn, tăng 2.631 tấn so vụ Đông năm trước.

Với cây cải bắp diện tích đạt 1.715 ha, sản lượng 76.686 tấn, tăng 5.674 tấn so vụ Đông năm trước.

Giá bán su hào trung bình toàn vụ 3.500đ/củ, tương đương với 7 triệu đ/sào/lứa hay 190 triệu đồng/ha/lứa. Trong khi chi phí vật tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là 1 triệu đồng/ sào.

Đối với rau bắp cải, giá đại trà từ 6.000-6.500 đồng/kg, cuối vụ 3.500-4.000 đồng/kg, nông dân thu lãi bình quân từ 7-8 triệu đồng/sào. Nếu tính trồng rau cả năm 3-4 vụ, thì thu nhập lên lới 21-25 triệu đồng/sào.

Trong tháng 3/2018, giá nhiều loại rau giảm sâu. Nguyên nhân do sản lượng tăng mạnh, vượt cầu tiêu thụ.

Mặt khác theo quy luật khi chuẩn bị kết thúc thời vụ cấy lúa Xuân, nông dân đều tận thu toàn bộ rau trên các vùng không chuyên canh (trồng 2 vụ lúa - 1 vụ rau Đông) để giải phóng ruộng, chuyển sang cấy lúa Xuân nên lượng rau đến kỳ thu hoạch cung cấp ra thị trường là rất lớn.

Thấy giá thấp, nông dân có tâm lý chờ giá cao trở lại nên kéo dài thời gian thu hoạch, rau quả nhanh già, chất lượng giảm nên không bán được, thương lái không quay lại thu sản phẩm, nên nông dân buộc phải nhổ bỏ để giải phóng đất, tiếp tục trồng các loại rau khác.

Đến vấn đề giải cứu rau củ

"Trước khi phải nhổ bỏ củ cải, su hào, thì các lứa rau trước, nông dân đã thu bộn tiền rồi, nên tính chung cả năm nông dân vẫn giàu, chứ không bị lỗ. Trước mắt, Cục Trồng trọt sẽ có công văn chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát diện tích, sản lượng, đánh giá việc thực hiện liên kết và bao tiêu sản phẩm, cân đối cung cầu, xác định thị trường tiêu thụ để có giải pháp chỉ đạo chặt chẽ, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất và tiêu thụ chặt chẽ hơn, tiếp tục phát triển sản xuất rau vụ Xuân theo khả năng và nhu cầu của thị trường", ông Nguyễn Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Trồng trọt cho hay.

Trái ngược với sự đánh giá mang nhiều tín hiệu tốt từ Cục Trồng trọt, thì hiện các cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội đang "chạy đôn cháy đáo" lo tiêu thụ rau màu cho nông dân.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đề nghị triển khai ngay việc kết nối, đưa sản phẩm củ cải vào các kênh bếp ăn tập thể của các đơn vị.

Đồng thời, các doanh nghiệp có nhà máy sơ chế, sấy khô nông sản trên địa bàn Hà Nội tạo điều kiện, hỗ trợ người nông dân Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội (nơi đang trồng 90 ha chuyên canh củ cải) có nhu cầu sấy khô củ cải.

Hiện Công ty Cổ phân Tràng An, Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội cam kết hỗ trợ sấy khô miễn phí củ cải cho người dân.

Sở Công Thương Hà Nội cũng đề xuất thành phố cho phép xe ô tô chở nông sản của các hợp tác xã trên địa bàn xã Tráng Việt được hoạt động tại khu vực nội thành vào giờ cao điểm để cung ứng củ cải tới các kho, địa điểm kinh doanh, siêu thị...

Còn Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, ông Tạ Văn Tường cũng cho hay, "Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ bố trí các xe kiểm nghiệm nhanh sản phẩm và công bố chất lượng sản phẩm củ cải của xã Tráng Việt tới doanh nghiệp, để người tiêu dùng biết và yên tâm sử dụng.

Hà Nội đang đẩy mạnh thu hút đầu tư chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất cho chế biến nông sản. Điều này cũng sẽ giúp xử lý triệt để vấn đề nông sản ứ thừa. Đồng thời, cần khuyến cáo nông dân luôn có liên kết trong sản xuất và sản xuất theo tín hiệu thị trường".

Bà Trần Thị Phương Lan cho rằng, để không tái diễn cảnh đổ bỏ nông sản do cung vượt quá cầu, cần một định hướng sản xuất lâu dài, chuyên nghiệp hơn.

Các ngành chức năng, chính quyền địa phương và người nông dân cần nắm bắt được cung cầu thị trường để định hướng sản xuất.

Thành phố Hà Nội kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm để hỗ trợ nông dân tiêu thụ các sản phẩm sau thu hoạch, vừa tăng giá trị cho nông sản vừa phục vụ xuất khẩu.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]